Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Học nấu rượu truyền thống, Học nghề nấu rượu gạo

 

Học nghề nấu rượu ở đâu?

Rượu truyền thống, rượu thủ công được sản xuất trên khắp mọi miền đất nước, một số làng nghề rượu nổi tiếng như làng Vân, Bàu Đá, Hà Giang, Gò Đen… Tuỳ từng địa phương mà cho ra nhưng hương vị rượu khác nhau, phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đó. Người học nấu rượu cũng vậy, nấu rượu sao cho phù hợp với khẩu vị, nhu cầu của đối tượng khách hàng hướng đến.

Nghề nấu rượu tuy rằng mỗi người có một bí quyết riêng nhưng tựu chung lại có 3 yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm rượu là: Gạo, Men và Nước. Đáp ứng được 3 yếu tố trên và tuân thủ đúng theo quy trình sản xuất rượu truyền thống sẽ cho ra dòng rượu thơm ngon, chất lượng cao.

Hướng dẫn chi tiết cách nấu rượu gạo truyền thống

Rượu nấu truyền thống trải qua 3 giai đoạn cơ bản (lên men, chưng cất, ủ rượu) cùng với 7 bước cơ bản bao gồm:

- Bước 1: Vo và ngâm gạo từ 4-6 tiếng để gạo mềm dẻo hơn, khi lên men dễ ngấu hơn.

- Bước 2: Cho gạo vào khay inox của Tủ nấu cơm công nghiệp. Với thiết kế các khay nấu và  hệ thống tủ điện tự động điều khiển đi kèm, việc nấu cơm chỉ mất 45 – 60 phút, chất lượng cơm mềm, không khê cháy và chín đều.

- Bước 3: Cơm rượu đã chín thì đổ ra bàn tãi men inox hoặc mặt bàn rải bao tải sạch, chống dính. Cơm để nguội bớt, đến khi sờ còn âm ấm thì bắt đầu rắc men đã xay mịn với tỉ lệ 140g men cho 10kg gạo, trộn đều vào cho vào thùng ủ men rượu.

- Bước 4: Sau khoảng 2 ngày, men rượu ra nước ngọt, bắt đầu vào nước theo tỉ lệ 10kg gạo đổ 15 – 20 lit nước, đậy kín. Quá trình lên men và ủ men phải đảm bảo tuân thủ điều kiện nhiệt độ 26 – 32 độ C.

- Bước 5: Sau khoảng 10 – 15 ngày, cơm rượu đã lên men, trở thành bỗng rượu. Đổ bỗng rượu vào Nồi nấu rượu bằng điện, điều chỉnh thời gian, cài đặt nhiệt độ. Nồi nấu rượu sẽ tự động chưng cất, sau 3,5 – 4 giờ thu được rượu thành phẩm.

- Bước 6: Sau 15 - 20p, nồi nguội và giảm bớt áp suất trong nồi, bắt đầu xả van đáy lấy bỗng rượu. Nên xả nước lạnh vào nồi nhằm giảm nhiệt độ của bỗng rượu và tránh trường hợp bỗng rượu bám dính vào thành nồi. Cọ rửa, vệ sinh thiết bị, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho lần tiếp sử dụng tiếp theo.

- Bước 7: Rượu nấu còn chứa nhiều độc tố,  nên sử dụng hệ thống xử lý rượu như Máy lọc khử độc aldehyde methanol hoặc Máy lão hoá rượu giảm đối đa tác hại của rượu tới sức khoẻ người dùng. Ngoài ra có thể ngâm ủ rượu trong chum sành, vại gốm hay thùng gỗ sồi vừa giải phóng chất độc trong rượu vừa giúp rượu thơm ngon hơn, uống êm hơn.

Để rượu không chua, rượu thơm ngon đầu cần lưu ý điều gì

Với những người mới vào nghề rượu, kinh nghiệm non tay nên sử dụng bộ thiết bị nấu rượu bằng điện để hỗ trợ trong quá trình sản xuất. Hệ thống nấu rượu mini  này có khả năng hẹn thời gian, cài đặt nhiệt tự động giúp người dùng không bị đun nấu quá lửa, nấu quá thời gian, dẫn đến tình trạng khê cháy, rượu bị chua hoặc đắng.

Nếu như trong quá trình nấu rượu vẫn xảy ra sai sót khiến rượu bị chua, KAG Việt Nam xin giới thiệu 2 cách làm dưới đây để chữa rượu chua.

- Cách thứ nhất được những người nấu rượu dày dặn kinh nghiệm chia sẻ, là cách chưng cất lại rượu vừa nấu. Để đảm bảo chắc chắn rượu hết chua, nên hoà vôi vào nước, gạn lấy phần trong rồi đổ vào rượu, đem chưng cất lại.

- Cách thứ hai đơn giản hơn là sử dụng Máy lọc rượu. Máy lọc rượu ngoài tính năng lọc khử các độc tố gây đau đầu và váng đầu như andehit, metanol nó còn có khả năng loại bỏ các axit trong rượu như axit axetic hay các tạp chất hữu cơ lơ lửng trong rượu – đây chính là những loại axit gây nên tình trạng rượu bị chua.

Trên đây là cách nấu rượu truyền thống vô cùng chi tiết, để có được những mẻ rượu ngon ngoài kinh nghiệm nhiều năm trong nghề không thể kể đến những công cụ hỗ trợ Nồi Nấu Rượu, Máy Lọc Rượu, Tủ Nấu Cơm… Liên hệ KAG Việt Nam để được báo giá ưu đãi nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét