Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Ưu nhược điểm Chưng cất Lôi cuốn hơi nước & Chưng cất Trực tiếp

 

So sánh chưng cất lôi cuốn hơi nước và chưng cất trực tiếp bằng nước

Chưng cất với nước

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.

Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng cất.

Nồi chưng cất tinh dầu 3 lớp inox

Chưng cất bằng hơi nước

Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.

Nồi chưng cất lôi cuốn hơi nước

So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị cất, sử dụng nhiệt độ và áp suất để chiết suất tinh dầu, cho năng suất cao. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao hoặc nguyên liệu thân gỗ (quế, trầm hương)

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dùng khi nào

Phương pháp lôi cuốn hơi nước dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.

Phương pháp này thường được sử dụng với các nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp hoặc các nguyên liệu có cấp phần đễ bị thủy phân như hoa hồng, sả, bạc hà... Bên cạnh đó do phương pháp này cần đến nồi nấu tinh dầu được thiết kế đặc biệt nên những loại nguyên liệu thân gỗ, vỏ cây hoặc hạt… như quế, hồi.

Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo… thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.

Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước đạt chuẩn chất lượng

Trên thị trường có nhiều loại thiết bị chưng cất, nồi nấu chưng cất với kích thước và kiểu dáng đa dạng. Lượt qua có thể khiến người mua nghĩ rằng các thiết bị này đều như nhau, tuy nhiên mỗi một loại nguyên liệu cần phải có phương pháp chưng cất thích hợp, đi kèm với đó là thiết bị tương ứng.

Thiết bị thông dụng là các loại nồi chưng cất bằng inox 1 lớp hoặc 2 lớp với thiết kế tương tự như chưng cất rượu truyền thống chỉ có thể chưng cất các loại nguyên liệu có chứa hàm lượng tinh dầu lớn, dễ bay hơi, chịu được nhiệt độ cao. Còn các loại nguyên liệu dễ thủy phân, hàm lượng tinh dầu thấp cần thiết bị chưng cất tinh dầu chuyên dụng, trong môi trường áp suất cao.

Cấu tạo nồi chưng tinh dầu

Thông tin chi tiết Nồi chưng cất tinh dầu

 - Dung tích 100L, 200L, 500L, 1000L…

 - Điện áp: 220V/380V

 - Có chức năng điều chỉnh thời gian, nhiệt độ chưng cất

Nắp nồi có van xả áp và đồng hồ đo áp suất

 - Nắp nồi kèm đồng hồ áp và van xả áp

 - Công suất: tùy loại nguyên liệu và cách sơ chế thực vật

 - Vật liệu: toàn bộ bằng inox 304

 - Bảo hành: 1 năm

 - Hãng sản xuất: KAG Việt Nam

Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và báo giá ưu đãi

Hotline 090-468-5252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com - www.kagvietnam.com

Nguồn: Chưng cất lôi cuốn hơi nước khác chưng cất trực tiếp bằng nước như thế nào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét