Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Phương pháp chiết xuất tinh dầu Tía tô hiệu quả, tiết kiệm

 Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi lá é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả.

Thành phần chính trong tía tô

Trong toàn cây tía tô có chứa 0.30% - 1,3% tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là perilla andehyde C10H14O, limonene C10H16, α-pinen C10H16 và dihydrocumin C10H14O. Ngoài ra, trong cây chứa nhiều hợp chất hữu cơ loại flavonoid (chủ yếu là apigenin và luteolin) và acid hữu cơ (acid rosmarinic, acid caffeic…) với hàm lượng khác nhau giữa các bộ phận của cây.

Tác dụng tía tô

Cây Tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm cúm, hạ sốt, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa, thải trừ acid uric. Cành có tác dụng an thai. Quả Tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá được làm rau sống, gia vị. Ngoài ra tía tô góp phần điều trị nhiều bệnh khác nhau như:

- Chống hen phế quản nhờ vào hoạt chất

- Điều trị đái tháo đường nhờ vào dịch chiết từ hạt tía tô

- Chống trầm cảm bởi một số hoạt chất như apigenin, acid rosmarinic, acid caffeic.

- Tác dụng kháng viêm của Shisoflavanone A trong tía tô.

- Tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa

- Khả năng bảo vệ hệ tim mạch và giảm chứng đau dạ dày

- Hỗ trợ điều trị bệnh gout và viêm khớp dạng thấp

Nguyên lý hoạt động nồi chưng tinh dầu

Nước và vỏ bưởi được cho vào thiết bị trích ly (nồi chưng cất tinh dầu) tại miệng cấp liệu ở những tỷ lệ khác nhau (tỷ lệ vỏ bưởi:nước = 1:3 – 1:7). Nồi chưng cất tinh dầu được thiết kế dựa theo thiết bị gia nhiệt 3 lớp, lớp ngoài chứa dầu và được gia nhiệt bằng điện trở, lớp trong chứa hỗn hợp vỏ bưởi và nước. Hỗn hợp vỏ bưởi và nước được gia nhiệt đến nhiệt độ và thời gian chưng cất cần thiết.

Hơi nước lôi cuốn theo tinh dầu được ngưng tụ khi đi qua cần ngưng và ống xoắn ruột gà. Ở đây, hơi nước và tinh dầu sẽ trao đổi nhiệt với nước trong bồn làm mát (33 - 35 độ C), được bơm tuần hoàn ngược chiều từ trên xuống. Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu sẽ được phân tách ở thiết bị phân ly, hay còn gọi là bình tách tinh dầu.

Phương pháp trích ly tinh dầu tía tô

Thu hoạch tía tô khi cây ra hoa, khi đấy là thời điểm thích hợp nhất, cho lượng tinh dầu nhiều nhất.

Lá tía tô sau khi thu hoạch được phơi héo ở điều kiện tự nhiên trong khoảng 12 giờ để đạt độ ẩm 20% thì mang đi cắt, thái nhỏ, sau đó bỏ vào Nồi chưng cất tinh dầu. Cài đặt nhiệt độ và thời gian thích hợp, nhiệt độ 80 độ C và thời gian khoảng 4 – 4,5 giờ. Sau đó thu được hỗn hợp tinh dầu chứa nước, đem hỗn hợp phân ly để tách được tinh dầu tía tô nguyên chất.

Thành phần chính của tinh dầu tía tố là Gamma-Asarone (35,12%), Caryophyllene (33,88%), d-Limonene (11,43%), Trans-alpha-Bergamotene (7,66%), Gamma-Muurolene (4,58%), Humulene (3,83%). Đây là những chất có hoạt tính sinh học rất tốt, dược tính cao, được dùng để bào chế dược phẩm như làm cao tía tô, thuốc viên, thuốc đông dược…

Thiết bị trích ly tinh dầu tía tô, Thiết bị bào chế dược phẩm từ cây tô tử

Hiện nay tía tô dang dần trở thành một loại cây hái ra tiền, không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn được trồng để xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị, rau sống thì tía tô cũng có tác dụng đặc biệt trong y học, các sản phẩm như bột tía tô, cao tía tô, tinh dầu tía tô được sử dụng phổ biến, là một trong những sản phẩm có giá trị thương mại cao.

Để điều chế dược phẩm, trích ly tinh dầu tía tô cần một số thiết bị chuyên dụng như Nồi chưng cất tinh dầu, Nồi nấu cao dược liệu, Nồi cô cao dược liệu… các thiết bị này được sản xuất bởi inox cao cấp, không ăn mòn, không làm biến đổi dược tính của tía tô cũng như các loại dược liệu, dược phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Nồi nấu dược liệu

Trước khi cô dược liệu thành dạng cao cần trải qua quá trình đun nước cốt. Dược liệu, thảo dược, xương động vật cần phải ninh với nước trong thời gian dài để lấy được được hết các dược chất trong nguyên liệu, thông thường phải đun từ 8 – 10 tiếng, rất tốn công sức và thời gian. Để đảm bảo nguyên liệu không khê cháy, sát đáy nồi còn phải liên tục đảo đều và giữ nhiệt ở mức vừa phải, không làm trào ra ngoài.

Nồi cô cao dược liệu

Quá trình cô dược liệu là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo để không làm cháy, làm hỏng nồi cao. Với các loại dược liệu dạng lỏng, dạng sệt đến dung dịch đặc, Nồi cô dược liệu cánh khuấy hoàn toàn phù hợp, kết hợp cánh khuấy đảo vét liên tục để cao không dính thành nồi, không bị khê cháy. Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần.

Công ty KAG Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị sản xuất dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp...

Hotline 090.468.5252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét