Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

Kỹ thuật ngâm rượu long nhãn Bạc Liêu

 

Rượu nhãn trứ danh miệt vườn Bạc Liêu

Gần thế kỷ qua, người miệt Bạc Liêu đã biết ngâm rượu nhãn trong khạp lớn để nhâm nhi trong các dịp lễ hội lớn trong năm. Nơi đây, nhãn nhiều vô kể, do đó vào mùa nhãn rộ đầu tiên người dân thường thu hoạch và chế biến ra một loại đặc sản ai nếm thử đều trầm trồ, đắc ý.


Ai từng ghé thăm ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, nơi được mệnh danh “biển nhãn” mà chưa trải nghiệm thử rượu nhãn thì xem như chưa từng đặt chân đến đây. Với hơn 1.000 gốc nhãn tuổi thọ trên 100 năm, khu vườn gần như một ốc đảo mênh mông, bát ngát mùi hương quyến rũ. Người ta tìm đến vườn nhãn để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, hòa mình với thiên nhiên, cũng có thể hái và thưởng thức ngay tại chỗ những chùm nhãn ngọt lịm mang hương vị quê nhà. Cách phổ biến nhất của người dân ở đây lẫn du khách không gì khác hơn là ngồi hóng mát dưới gốc nhãn xù xì, thưởng thức món bánh xèo beo béo, nhấm cùng chun rượu nhãn nhẫn nhẫn, nghe cô chú đờn ca tài tử.

Ngâm rượu nhãn cần người có kinh nghiệm và sành vị

- Nhãn thu hoạch mang về, nhặt bỏ cuống, bỏ hết quả hư thối vì làm ảnh hưởng tới vị rượu, rửa sạch.



- Nhãn được bóc vỏ, đưa vào TỦ SẤY TRÁI CÂY, sấy khô rồi ngâm theo công thức 1kg nhãn với 1 lít rượu nếp ngon.


- Sau đó, cho tất cả vào chum, hũ lớn dùng nắp đậy kín.

- Rượu nhãn được ngâm từ 1 năm trở lên mới dùng được và hạn dùng từ 1 – 3 năm là ngon nhất, còn nếu để lâu hơn rượu nhãn sẽ mất hương thơm đặc trưng.

- Để rượu được ngon hơn nên xử lý rượu qua MÁY LỌC RƯỢU nhằm loại bỏ các chất aldehyde, methanol, furfurol… và sau khi ngâm ủ, rượu đưa qua MÁY LÃO HÓA RƯỢU sẽ có hương vị ngon hơn, êm hơn, mềm hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét