Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Tác dụng và Cách nấu Cao Ngựa Bạch trị loãng xương, còi xương

 Trong y học cổ truyền, xương ngựa được dùng làm thuốc từ lâu đời. Xương ngựa có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương, dùng dưới dạng cao để bồi dưỡng sức khỏe, rất tốt đối với người cao tuổi gầy yếu, mất ngủ, tiêu hóa kém, đại tiện táo, bổ sung canxi phòng ngừa loãng xương, chủ trị cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương... Dưới đây là cách nấu Cao Ngựa Bạch theo phương pháp hiện đại kết hợp công thức truyền thống, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dược chất tốt nhất.

Tác dụng của cao ngựa bạch

 - Chống còi xương, suy dinh dưỡng và làm sinh xương, làm bền xương, gimar khả năng loãng xương.

 - Cung cấp acid condroietin sunfuaric, giúp phục hồi thoái hoá khớp

 - Cao ngựa có acid amin có lợi ích với người suy nhược cơ thể, người già, người thể trạng ốm yếu.

 - Tác dụng của cao ngựa bạch đối với trẻ chậm phát triển, còi xương có tác dụng tốt, cải thiện thể trạng.

Quy trình nấu cao ngựa bạch

Theo y học cổ truyền, cao dược liệu bao gồm cả cao thảo dược, cao xương phải trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 là nấu cao (hay còn gọi là ninh, hầm, tiềm) cho ra nước cốt

Sử dụng Nồi ninh cao dược liệu được làm từ inox 304 cao cấp có 3 lớp cách nhiệt chống cháy, dễ dàng điều chỉnh thời gian và nhiệt độ. Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên dược liệu 5-10cm). Thời gian nấu, với loại thân rễ cứng: nấu 6 giờ; Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 giờ; Xương động vật: nấu 6 – 24 giờ. Sau khi nấu xong mở van dưới đáy nồi để lấy được dung dịch nước thuốc.

Giai đoạn 2 là đun sôi kết hợp khuấy trộn để cô dược liệu cho đặc sánh

Để cô cao thuốc cần phải cô thuốc ở nhiệt độ thấp và thường xuyên khuấy đảo, sử dụng Nồi cô cao dược liệu kèm cánh khuấy sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đun nấu. Đổ nước thuốc vào khoảng ¾ nồi, lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 – 6kg dược liệu. Cài đặt thời gian, nhiệt độ thích hợp rồi bật máy, hệ thống motor và gia nhiệt tự động sẽ khuấy đảo và cô thuốc.

Giai đoạn 3 là cho thêm một số phụ gia (rượu, đường, mật…) để ra thành phẩm dạng cao đặc, cao khô, viên hoàn, viên nang…

Kết thúc quá trình nấu cao, cao đặc được điều chế thành các dạng viên thuốc, viên hoàn bằng cách trộn với mật ong, mật mía hoặc mạch nha theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1,2:1,5 rồi bỏ vào lồng quay của Máy vo viên. Sau 1 – 2 phút sẽ ra thành phẩm viên hoàn, thuốc tễ nhẵn bóng, thơm mùi dược liệu.

Tuy nhiên nấu cao xương, cao động vật đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề tốt cùng thiết bị kỹ thuật cao để cho ra sản phẩm cao đạt chất lượng. Đầu tiên, luộc để róc xương, bóc thịt, bỏ gân để khi nấu cao ko có tạp chất, cặn trong cao thuốc. Tiếp đến, chặt nhỏ xương, rửa sạch tủy ở bên trong rồi cho vào nồi nấu cao ninh nhừ, nấu 3 – 4 nước để lấy được tối đa dinh dưỡng trong cao xương. Đổ nước xương đã ninh vào nồi cô cao, cô thật đặc, thành dạo cao bánh hoặc cao khô, bảo quản nơi thoáng mát.

Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và báo giá hệ thống sản xuất, chế biến dược phẩm

Công ty KAG Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị trong sản xuất, chế biến dược phẩm như Nồi ninh cao, Nồi cô cao, Nồi cô cao đặc, Máy vo viên hoàn, Máy rửa dược liệu, Máy nghiền dược liệu...

Liên hệ 090 468 5252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét