Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

Tìm hiểu phương pháp Chưng cất tinh dầu bằng hơi nước

 

Thiết bị chưng cất tinh dầu là gì

Thiết bị chưng cất tinh dầu hay Nồi chưng cất tinh dầu phục vụ nhu cầu chiết xuất hợp chất thơm, tinh dầu của thực vật bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp (chưng cách thuỷ) hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp. ­­

Thiết bị chưng cất tinh dầu gồm có nồi chứa nguyên liệu, bồn chứa nước làm mát, hệ thống ống dẫn hơi nước và ruột gà ngưng tụ. Khi nồi chứa liệu sôi, hơi nước bốc lên được đưa qua ống dẫn tới bồn làm mát, đi theo ống xoắn ruột gà liền ngưng tụ thành các giọt nước chứa tinh dầu (tinh dầu bán thành phẩm). Tiếp đó đưa vào bình tách để thu tinh dầu nguyên chất.


Các loại tinh dầu sử dụng phương pháp chưng cất

Tinh dầu được phân làm 4 loại chính

Thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào cấu tạo phân tử có thể chia tinh dầu thành 4 nhóm chính:

1. Tinh dầu có thành phần là các hợp chất Aliphatic: hương dịu ngọt, điển hình như cam quýt, chè, dâu tằm…

2. Tinh dầu có thành phần là các Terpen và những dẫn chất của chúng: ví dụ như lá sả, tía tô, bạc hà, hoa bưởi…

3.Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm: ví dụ đại hồi, quế, hương nhu…

4. Tinh dầu có thành phần pha tạp: có trong tỏi

Đa số các loại thực vật đều có chứa tinh dầu, thông thương ở một số bộ phận của cây mới có tinh dầu như lá, hoa, quả, vỏ quả, vỏ cây, thân gỗ, rễ… Đa số các loại tinh dầu đều có thể sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.


Cách sử dụng nồi chưng cất tinh dầu

Tinh dầu sả được sử dụng phổ biến và có cách làm tương tự như các loại tinh dầu khác, dưới đây là cách chưng cất tinh dầu sả chanh bằng Nồi chưng cất tinh dầu đun điện.

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu sả cho quá trình chưng cất

Lựa chọn lá sả tươi, đủ tiêu chuẩn, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Tiêu chuẩn lá sả là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5 -10 cm thì cắt.

Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả

Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.


Bước 3: Chưng cất sả phơi

Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.

Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.


Bước 4: Ngưng tụ tinh dầu

Sau khoảng thời gian 2,5-3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.

Bước 5: Phân ly 

Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng bình tách tinh dầu. Với tinh dầu sả, phần nước chìm bên dưới, sau khi loại bỏ hết nước sẽ thu được tinh dầu sả nguyên chất.

Bước 6: Tách tinh dầu loại 2

Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu.

Bước 7: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai

Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.


Địa chỉ mua Thiết bị chưng cất tinh dầu giá tốt Hà Nội, TP. HCM

Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và cung cấp các thiêt bị sản xuất, chế biến dược liệu, dược phẩm cao cấp

Hotline 090.468.5252

Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội

Website maythucphamkag.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét