Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Tỉ lệ tinh dầu trong thực vật, dược liệu là bao nhiêu

 

Khái niệm tinh dầu, Cấu tạo và phân loại tinh dầu

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên, có mùi đặc trưng trong thực vật, có trong động vật. Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong dầu béo và các dung môi hữu cơ. Tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế ra các chất thơm khác đáp ứng các nhu cầu xã hội (Thuốc, chất thơm thực phẩm, nước hoa...)

Thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào cấu tạo phân tử có thể chia tinh dầu thành 4 nhóm chính:

1. Tinh dầu có thành phần là các hợp chất aliphatic

2. Tinh dầu có thành phần là các terpen và những dẫn chất của chúng 

3.Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm:

4. Tinh dầu có thành phần pha tạp

Tinh dầu tự nhiên thường không màu hoặc màu vàng nhạt. Trong quá trình bảo quản do hiện tượng oxy hoá  tinh dầu có thể bị sẫm màu, hoặc chuyển thành chất nhựa. Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất azulen có màu xanh mực.  

Đa số các loại tinh dầu đều có mùi thơm dễ chịu, một só có mùi hắc, khó chịu. Vị cay, hoặc một số có vị ngọt như tinh dầu quế, hồi.  

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu

- Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số thực vật thuộc họ Cần, Cúc, Bạc hà, Long não, Sim, Cam, Gừng... hoặc có ở trên động vật như Hươu xạ, cà cuống...

- Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây từ lá, hoa, rễ, quả… đến vỏ cây, vỏ quả, thân, rễ… Hàm lượng tinh dầu trong cây: Hàm lượng tinh dầu thường dao động từ 0,1% đến 2%. Một số trường hợp trên 5% như ở quả Hồi, nụ hoa Đinh hương, quả Màng tang.

Bảng hàm lượng tinh dầu trong dược liệu, chi tiết xem tại đây

Phương pháp chiết suất tinh dầu dược liệu

Tuỳ thuộc vào yêu cầu về chất lượng trong sử dụng, bản chất của dược liệu và giá thành để lựa chọn phương pháp thích hợp. Thông thường phương pháp chưng cất hơi nước được áp dụng rộng rãi nhất.

Thiết bị chưng cất hơi nước gồm 3 bộ phận chính Nồi chưng cất, Cần ngưng tụ và Bồn mát chứa ruột gà.

Nồi chiết suất dược liệu chứa tinh dầu có thể chưng cất được nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ dạng hoa lá, cành nhỏ cho để vỏ cây, vỏ quả, rễ cây… như lá sả, hoa hồng, vỏ bưởi, gừng nghệ… Nồi chưng cất tinh dầu cũng được cấu tạo như các nồi chưng cất tinh dầu bằng điện nên rất dễ sử dụng, chỉ cần cho nguyên liệu vào, đậy nắp và cài thời gian, nhiệt độ.

Nồi chưng tinh dầu mini 50L - 100L

Nồi chiết suất tinh dầu áp suất cao dung tích 200 - 300L

Hệ thông thiết bị chưng cất tinh dầu công suất lớn

Ứng dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu

Làm thuốc, ứng dụng trong y tế

- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá (Gừng, Riềng, Tía tô, Kinh giới...), lợi mật, thông mật

- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina.

- Tác dụng kích thích thần kinh trung ương

- Diệt ký sinh trùng: trị giun, trị sán, diệt ký sinh trùng sốt rét…

- Tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da

- Một số dùng làm thuốc vừa ở dạng dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu như quế, hồi, đinh hương, tiểu hồi, bạc hà, hạt mùi, bạch đàn.

Sử dụng trong chế thực phẩm, làm chất tạo hương vị tự nhiên

- Sử dụng dưới dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.

- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp ...: vanilin, menthol, eucalyptol v.v..

- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương...

- Một số được dùng để pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh ...

- Một số tinh dầu được dùng trong công nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...

Tinh dầu được dùng để điều chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm

Ðây là một ngành công nghiệp rất lớn, sử dụng chủ yếu là nguồn tinh dầu trong thiên nhiên, ngoài ra còn có những chất thơm tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Xu hướng ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này

26 loại dược liệu chứa tinh dầu có tiềm năng khai thác lớn

1. Vông vang. Abelmoschus moschatus Medik.(Syn. Hibiscus moschatus L.)

2. Nhân trần - Adenosma bracteosum Bonati.

3. Nhân trần- Adenosma caeruleum R. Br.

4. Nhân trần - Adenosma glutinosum (L.) Druce var. caeruleum (R.Br.) Tsoong

5. Thổ hoắc hương- Agastache rugosa (Fisch. Et Mey) Juntze 

6. Cây Dó (Trầm hương)- Aquilaria malaccensis Lamk. (Syn. Aquilaria agallocha Roxb.)

7. Chổi xuể- Baekea frutescens L. 

8. Ðại bi - Blumea balsamifera DC  

9. Vù hương , Xá xị - Cinnamomum parthenoxylon Meissn. 

10. Húng chanh - Coleus aromaticus Lour., 

11. Nghệ- Curcuma longa L.,

12. Kinh giới núi- Elsholtzia blanda (Benth.) Benth. 

13. Kinh giới trồng- Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

14. Chùa dù- Elsholtzia penduliflora W. W. Smith 

15. Kinh giới đất- Elsholtzia winitiana Craib.

16. Châu thụ- Gaultheria procumbens L. (Syn. Gaultheria fragrantissima Wall.)

17. Thiên niên kiện - Homalomena aromatica Schott. 

18. É lớn tròng - Hyptis suaveolens (L.) Poit.

19. Hồi núi - Illicium griffithii Hook. et. Thom. 

20. Hồi nước - Limnophila rugosa (Roth.) Merr.

21. Màng tang - Litsea cubeba Pers.

22. Tràm trà- Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel

23. Men rượu - Mosla chinensis Maxim (Syn. Orthodon chinensis (Maxim) Kudo)

24. Vương tùng - Murraaya sp. 

25. Húng quế - Ocimum basilicum L. var. basilicum 

26. Trà tiên (É trắng) - Ocimum basilicum var. pilosum (Wild.) Benth.

Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và cung cấp các thiêt bị sản xuất, chế biến dược liệu, dược phẩm cao cấp

Hotline 0904685252

Website www.maythucphamkag.com

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét