Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Chiết xuất thảo dược và Công nghệ chiết xuất?

 Chiết xuất dược liệu được xem là khâu quan trọng, phản ánh chất lượng của thảo dược, dược liệu. Chúng cần được tiến hành theo các quy tắc và quy định rõ ràng để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đây là tiến trình sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm chiết, tách tinh chất quý từ các thảo mộc, dược liệu tự nhiên. Sau đó, các thành phần này được sử dụng để tổng hợp thành thuốc, thực phẩm sức khỏe…


Mục đích chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra nhiều chế phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, sau quá trình này, người dùng thu được dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Nhờ đó, dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, hoạt chất sau chiết tách thường tồn tại dưới dạng dung dịch hoặc dạng bột. Thành phần này có thể sử dụng để chế tạo thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ dưỡng. 

Bên cạnh đó, thực hiện chiết xuất là cách để loại bỏ hỗn hợp tạp chất chứa trong dược liệu. Chúng có thể là ẩm mốc, nấm hoặc vi khuẩn cùng nhiều loại côn trùng phát triển trong quá trình phơi khô, sấy khô.

Phương pháp chiết xuất dược liệu

Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan  ra khỏi các mô thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Dung dịch này được gọi là dịch chiết.

Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật chiết xuất khác nhau, được lựa chon tùy thuộc vào tính chất của chất cần chiết, dung môi chiết, đặc điểm của dược liệu, và điều kiện sản xuất như Ngâm, Ngấm kiệt, Chiết siêu tới hạn, Hầm, sắc, Thăng hoa…

Tuy nhiên, mỗi loại dược liệu sẽ được chiết xuất khác nhau, ngay cả khi chúng có nguồn gốc từ cùng một loại thảo dược. Ngoài ra, chất lượng chiết xuất dược liệu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn thảo dược và chất liệu dung môi chiết xuất...

Quy trình chiết xuất dược liệu bao gồm các bước:

1. Chuẩn bị dược liệu, dung môi

:Dược liệu chiết xuất là thực vật, cây thuốc, thảo dược, khoáng vật, vi sinh vật, gạc, sừng, sinh vật biển,… Sử dụng tách chiết 1 phần hoặc toàn bộ dược liệu. Đối với thực vật thường tách chiết từ các phần như hoa, quả, lá, thân, rễ cây, nhựa,…

Dung môi chiết xuất cần dùng phụ thuộc vào hoạt chất trong nguyên liệu cũng như đặc tính của chất tan của nó. Dung môi chiết xuất thường là alcohol, nước, CHCl3, ether ethylic...

2. Chiết xuất hoạt chất.

Máy chiết xuất có nhiều kích cỡ và kích thước khác nhau. Thông thường, các đơn vị sản xuất ở Việt Nam còn nhỏ lẻ. Lúc này, lựa chọn máy chiết xuất mini được xem là hướng đi hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa tiết kiệm chi phí vận hành. Kinh nghiệm khi mua máy chiết xuất là cần quan tâm đến dòng máy, đặc tính tiết kiệm điện năng và mức nhiệt độ thiết bị. Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

3. Loại bỏ tạp chất.

Khi chiết bằng dung môi nước hay ethanol, dịch chiết thường chứa nhiều tạp chất. Cần phải loại tập chất vì chúng thường dễ phân hủy ảnh hưởng đến chất lượng cao thuốc. Cao sẽ không ổn định, có mùi lạ, khi hòa cao vào nước, dung dịch sẽ không trong. Trường hợp điều chế cao đặc, cao khô, nếu hàm lượng hoạt chất chưa đủ quy định cũng có thể phải tiến hành loại tạp. Phương pháp loại tạp phụ thuộc vào bản chất tạp có trong dịch chiết tức là phụ thuộc vào bản chất dược liệu, loại dung môi và phương pháp chiết, như dùng ethanol, điều chỉnh pH, dùng parafin, co đặc dịch chiết…

4. Cô đặc, sấy khô.

Cô đặc là giai đoạn chính trong quá trình chiết xuất dược liệu. Thiết bị cô đặc là máy công nghệ cao không thể thiếu cho quá trình chiết xuất dược liệu. Thiết bị cô đặc thường sử dụng là Nồi cô đặc dược liệu Nồi cô đặc chân không. Nồi cô dược liệu giúp cô đặc nồng độ của dung dịch loãng thu được. Nhờ đó, dược liệu viên có thể kiểm soát thành phẩm thu được hiệu quả hơn.

Sau khi cô đặc, dược liệu được gọi là cao dược liệu, cao thuốc sẽ đưa vào thiết bị sấy dược liệu, nhằm loại bỏ bớt hơi nước trong cao dược liệu, tránh làm mốc cao thuốc, giúp dược liệu bảo quản lâu hơn.

5. Xác định và điều chỉnh tỷ lệ hoạt chất

Mỗi đông dược thành phẩm có đạt được những yêu cầu của tiêu chuẩn hóa hay không cũng liên quan tới việc định lượng hoạt chất hay chất đặc trưng của mỗi dược liệu. Điều này được thực hiện bằng hai cách: thiết lập những phổ hay sắc ký đồ đối chiếu của thành phẩm tiêu chuẩn để so sánh và tiến hành kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.

6. Hoàn chỉnh chế phẩm.

Các chiết xuất thu được thường được gọi là cao dược liệu ở các dạng cao đặc, cao lỏng, cao khô hay tinh dầu. Nhiều phương pháp chiết xuất thảo dược hiện đại đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống

- Hàm lượng dược chất cao hơn

- Chiết xuất ít tạp chất

- Thời gian xử lý ngắn hơn; Chi phí thấp hơn

- Hiệu quả khi sử dụng sản phẩm cao hơn

Dây chuyền chiết xuất dược liệu, máy chiết xuất dược liệu, hệ thống chiết xuất và cô đặc dược liệu do KAG Việt Nam sản xuất, cung cấp, lắp đặt. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM 

SĐT 090 468 5252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét