Mỹ phẩm là sản phẩm được chế tạo nhằm chăm sóc da bằng khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ, hay trang điểm, làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài của người sử dụng. Nhưng với các loại sản phẩm từ thiên nhiên đang trở thành một xu hướng bền vững trong ngành công nghiệp làm đẹp như: dầu gội, sữa tắm, xà phòng, son, tinh chất dưỡng ẩm, tinh dầu, sữa rửa mặt,…. Đặc biệt các loại mỹ phẩm được làm từ dược liệu, thảo mộc tự nhiên
Mỹ phẩm dược liệu - lựa chọn của người tiêu dùng thông minh
Người xưa đã dùng các thảo dược từ thiên nhiên cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già hay phụ nữ mang thai để gội đầu, chăm sóc cơ thể như: tràm trà, dầu dừa, bồ kết, cỏ mần trầu, vỏ bưởi, lá chanh, xả, trầu không, nghệ, hoa hồng… cho tới này, nhiều dược liệu đã được sử dụng để tách chiết các hoạt chất như: chiết curcumin từ nghệ vàng (Curcuma longa), β-caroten và lycopen từ gấc (Mormodica cochichinensis), papain từ đu đủ (Carica papaya), teca centella asiatica từ cây rau má (Centella asiatica), EGCG từ cây chè xanh (Camellia sinensis), diosdenin từ củ mài (Dioscorea deltoidea), menthol từ bạc hà (Metha arvesis)… Các hoạt chất tự nhiên làm nên các loại mỹ phẩm chăm sóc cơ thể một cách trọn vẹn theo cách mà thiên nhiên trao cho con người.
Mỹ phẩm thảo dược muốn đưa ra thị trường trải qua các quy trình kiểm định nghiêm ngặt để mang đến sự an toàn nhất trong từng sản phẩm bởi các phương pháp chiết xuất ra các hoạt chất tinh khiết an toàn hơn so với phương pháp chiết xuất thủ công.Có thể thấy các loại mỹ phẩm chiết xuất từ thảo dược có sự lành tính, an toàn với mọi loại da và phù hợp với mọi lứa tuổi. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn, giúp đem lại khả năng bào chế ra những sản phẩm mới an toàn cao hơn. Yếu tố đảm bảo cho các chỉ tiêu của dược liệu, thành phẩm trước khi ra thị trường đều được kiểm soát chặt chẽ theo công văn số 340/YDCT-QLD ngày 22/4/2021 của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ dược liệu, thuốc cổ truyền.
Bước đầu sản xuất Mỹ phẩm dược liệu
Lên ý tưởng sản phẩm
Để có được một sản phẩm thành công, ý tưởng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ý tưởng càng độc đáo, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu thị trường thì sản phẩm càng có cơ hội thành công. Ý tưởng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thị trường, đem đến lợi ích hoặc giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp cho người tiêu dùng. Các ý tưởng sản phẩm có thể đến từ khách hàng, các chuyên gia, đội ngũ marketing, cá nhân trong hệ thống hoặc phòng nghiên cứu phát triển.
Xây dựng công thức
Với các ý tưởng sản phẩm đã được lựa chọn, phòng nghiên cứu phát triển sẽ tìm hiểu, kết hợp với các chuyên gia xây dựng công thức thành phần chính tạo nên tác dụng của sản phẩm, an toàn cho người sử dụng. Với định hướng sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hầu hết các sản phẩm của hệ thống đều có thành phần chiết xuất từ dược liệu - xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu bào chế
Đặc trưng của các sản phẩm mỹ phẩm là sử dụng bên ngoài cơ thể và rất đa dạng về mặt bào chế, bao gồm: Bột, bột nhão, dung dịch, nhũ tương, hỗn dịch, gel,… trong đó thường gặp nhất là dạng gel, bột nhão, dung dịch (nước súc miệng, xịt khoáng, nước hoa hồng…) hoặc nhũ tương (kem, gel-kem, lotion...). Các sản phẩm mỹ phẩm thảo dược hiện tại của hệ thống cũng chủ yếu thuộc các dạng bào chế trên.
Do đặc điểm khác biệt của da và những đặc điểm nhiệt động học riêng biệt của dạng bào chế, việc nghiên cứu và đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm khó khăn hơn rất nhiều so với các sản phẩm đường uống thông thường dạng cốm, bột, viên nén, viên nang. Để nghiên cứu bào chế mỹ phẩm thành công mặc dù cũng trải qua các công đoạn chính như: Lựa chọn nguyên liệu tá dược, nghiên cứu bào chế, nghiên cứu độ ổn định, thử an toàn... Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có những điểm khác biệt so với các sản phẩm thông thường.
Da có cấu trúc, chức năng và các đặc tính sinh lý đặc biệt nên việc hấp thu các hoạt chất gặp khá nhiều khó khăn. Hoạt chất được thấm qua da theo ba đường chính: Nội bào, qua khoảng hở của các tế bào và qua các lỗ chân lông hoặc tóc.
Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da được chia thành 5 lớp từ trong ra ngoài (lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng), có hàm lượng nước thấp, không có mạch máu và có thể cản trở sự hấp thu hoạt chất. Như đã biết, sự hấp thu hoạt chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trạng thái của da, trạng thái lớp sừng, độ kiềm toan của da, ngoài ra còn phụ thuộc vào bản chất hóa học (đặc tính thân dầu thân nước của hoạt chất) và sự hỗ trợ của hệ chất nền. Do đó trong quá trình nghiên cứu cần lựa chọn được dạng hoạt chất, thiết kế hệ tá dược phù hợp giúp tăng tính thấm của hoạt chất qua da.
Xét về mặt bào chế, nguồn nguyên liệu, tá dược là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của sản phẩm. Với các dạng dung dịch và nhũ tương, nguyên liệu và tá dược cần được lựa chọn sao cho phù hợp với kỹ thuật bào chế, nghĩa là có thể phân tán trong môi trường phân tán pha dầu hoặc pha nước. Ngoài ra, do đặc tính kém ổn định của hệ phân tán, các nguyên liệu và tá dược phải hạn chế tối đa sự tương tác với nhau và với bao bì sản phẩm. Ví dụ, với các sản phẩm dạng kem, việc tìm kiếm chất nhũ hóa có khả năng nhũ hóa tốt, khoảng pH làm việc gần với pH của sản phẩm và không tương kỵ với các thành phần hoạt chất trong công thức là yếu tố quyết định trong việc nghiên cứu bào chế sản phẩm mỹ phẩm.
Ngoài ra, khác với các sản phẩm dạng rắn, sự sai khác giữa các lô nguyên liệu cũng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng và độ ổn định sản phẩm. Do đó, nguyên liệu, tá dược dùng cho mỹ phẩm cần có chất lượng, đồng lô là một trong những "chìa khóa" để sản xuất những lô thành phẩm ổn định. Với cao dược liệu, phương pháp chiết xuất truyền thống không phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm do chất lượng không đồng nhất giữa các lô nguyên liệu. Chính vì vậy, cần nghiên cứu công nghệ chiết xuất tốt nhất, nguyên liệu phải được tiêu chuẩn hóa.
Với đặc thù riêng, không giống các dạng bào chế rắn, các sản phẩm mỹ phẩm đòi hỏi các thiết bị nghiên cứu và sản xuất riêng biệt, chuyên dụng như: Các bồn pha chế riêng biệt, thiết bị lọc, thiết bị khuấy trộn, nhũ hóa… Việc nghiên cứu sản phẩm cần đảm bảo các yếu tố chất lượng, độ ổn định và phù hợp với công nghệ sản xuất.
Đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm đặc biệt là thể chất là một công việc khó khăn hơn so với các dạng sản phẩm khác. Các sản phẩm mỹ phẩm ở dạng kem-nhũ tương với bản chất hệ phân tán dị thể gồm hai pha dầu nước nên rất dễ xảy ra hiện tượng tách lớp làm biến đổi thể chất của sản phẩm. Đối với các sản phẩm dạng lỏng, do các hợp chất trong chiết xuất thực vật có phân tử lượng lớn nên việc kết tủa lắng cặn có thể xảy ra.
Việc theo dõi độ ổn định, đánh giá an toàn của sản phẩm mỹ phẩm cần tiến hành đầy đủ và khắt khe hơn. Trong quá trình theo dõi và đánh giá, nếu có bất kỳ chỉ tiêu nào không đạt phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, khắc phục và cải tiến công thức.
Sản xuất thử nghiệm
Các sản phẩm sau khi nghiên cứu đảm bảo độ ổn định trên phòng thí nghiệm sẽ được triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình sản xuất vẫn có thể xảy ra nhiều sự cố do sự chênh lệch về sản lượng, sự sai khác về thông số thiết bị giữa hai quy mô. Mỗi sự cố đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của nhóm nghiên cứu viên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất cùng chuyên gia để xử lý và hoàn thiện quy trình sản xuất.
Hiện nay, các sản phẩm mỹ phẩm thảo dược đã và đang tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các sản phẩm tăng dần đi kèm với sự đa dạng về dạng bào chế. Trong thời gian tới, hy vọng các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay mỹ phẩm thảo dược sẽ ngày càng phát triển và đạt được những bước đột phá mới.
Thiết bị sản xuất, chế biến Dược mỹ phẩm
Bồn khuấy trộn, bồn nhũ hoá mỹ phẩm
Máy khuấy công nghiệp hay Nồi khuấy trộn công nghiệp là một trong những thiết bị phổ biến trong mọi ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, hoá chất... Máy gia nhiệt cánh khuấy công nghiệp là dòng máy khuấy đang được sử dụng phổ biến hiện nay với công suất khuấy lớn, sử dụng dòng điện 3 pha, vật liệu bền bỉ với thiết kế chắc chắn, hoạt động mạnh mẽ và ổn định, mang lại kết quả cao trong công việc.
Máy chiết suất tinh dầu dược liệu
Nồi chiết suất dược liệu chứa tinh dầu có thể chưng cất được nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ dạng hoa lá, cành nhỏ cho để vỏ cây, vỏ quả, rễ cây… như lá sả, hoa hồng, vỏ bưởi, gừng nghệ… Nồi chưng cất tinh dầu cũng được cấu tạo như các nồi chưng cất tinh dầu bằng điện nên rất dễ sử dụng, chỉ cần cho nguyên liệu vào, đậy nắp và cài thời gian, nhiệt độ.
Máy chiết rót mỹ phẩm, nước hoa hồng, lotion, kem face
Máy chiết rót giúp tăng năng suất từ 4 – 5 lần so với việc chiết rót bằng tay. Với chiết rót thủ công, xưởng sản xuất cần từ 1 đến 2 nhân công để cho bình chứa dung dịch vào vòi chiết và lấy bình chứa dung dịch sau khi chiết ra ngoài. Sử dụng hệ thống chiết rót định lượng, hầu hết các dung dịch đều có thể được chiết rót và đóng gói dễ dàng. Phù hợp với các loại dầu gội, sữa tắm dạng lỏng, nước hoa hồng, nước tẩy trang, dầu tẩy trang…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét