Quy trình ngâm rượu thuốc, rượu dược liệu
Bước 1: Chuẩn bị dược liệu ngâm thuốc
Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn… tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
Bước 2: Lựa chọn loại rượu hợp lý
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai… Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Hồng Kông) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
Bước 3: Tỷ lệ rượu và dược liệu
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
Bước 4: Phương pháp ngâm rượu thuốc
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi… nhưng ít được sử dụng.
3 Lưu ý khi ngâm rượu thuốc
1. Xử lý rượu trắng đầu vào trước khi ngâm ủ
Rượu dùng để ngâm rượu thuốc, ngâm dược liệu thường là rượu truyền thống, rượu gạo nếp dùng men thuốc bắc hoặc rượu nếp cái hoa vàng để có mùi thơm và độ rượu cao, thích hợp cho dược liệu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên rượu trắng cần được xử lý độc tố trước khi cho vào ngâm ủ, tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu và tác dụng, dược tính của sản phẩm rượu thuốc. Methanol, Aldehyde và Fufurol là 3 yếu tố chính gây hại cho sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là methanol vô cùng nguy hiểm vì đảo thải chậm ra khỏi cơ thể, gây ra các biến chứng như ngộ độc methanol, mù lòa, suy giảm chức năng thần kinh…
- Methanol: Methanol hấp thu dễ dàng qua da, phổi và ruột, chuyển hóa chậm qua gan. Chúng có thể gây mù mắt hay thậm chí là tử vong;có hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng như say rượu, ngủ gà gật, co giật, hôn mê,...
- Aldehyde: thực chất là một chất vô hại nhưng nếu hấp thụ quá nhiều và cơ thể không chuyển hóa kịp thời thành axit acetic thì sẽ tích tụ trong máu và khiến cơ thể có các biểu hiện nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh, đây cũng là tác nhân gây ung thư, có tác động trực tiếp đến cơ quan mà nó tiếp xúc, trong đó chịu tác hại lớn nhất là tại dạ dày, gây ung thư dạ dày.
- Fufurol: Đây là chất độc gây hại tới hệ thần kinh, hệ hô hấp, là nguyên nhân của nhiều bệnh như : tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và dị tật thai nhi.
Các chất độc hại trên có thể được xử lý qua quá trình lọc khử độc bằng Máy lọc rượu hoặc hệ thống lão hóa rượu, tuy nhiên không thể làm giảm hết toàn bộ độc tố trong rượu nên người sử dụng cần lưu ý không lạm dụng rượu, và sử dụng có liều lượng phù hợp, dù là rượu thuốc, rượu ngâm dược liệu.
Xem thêm Nguy cơ ngộ độc rượu nấu mà bạn có thể chưa biết
2. Làm thế nào để rượu đóng chai không bị đục màu
Rượu ngâm sẽ bị đục màu do cặn lắng, cặn lơ lửng...làm giảm mỹ quan và giảm vị ngon của rượu bởi khi rót ra ly còn có những vẩn đục do dược liệu hay hoa quả ngâm thôi ra lẫn trong rượu vang, rượu ngâm trái cây. Vì vậy hệ thống lọc rượu thuốc này có tác dụng làm trong rượu, làm rượu trong hơn, giúp nâng cao giá trị và chất lượng rượu, đặc biệt là dòng rượu thuốc bổ, rượu quý hiếm.
- Loại bỏ Chất đạm dư thừa
Rượu bị đục do protein có trong rượu thuốc, đặc biệt là các loại rượu ngâm động vật hoặc thực vật bỏ dưỡng như đông trùng hạ thảo, mật gấu… Mặc dù có lợi ích đặc biệt trong rượu nhưng lượng protein lớn khiến rượu bị đục, thậm chí dễ hỏng nếu không được bảo quản tốt.
- Lọc cặn rượu li ti
Cặn rắn, cặn lơ lửng… là hiện tượng phổ biến trong các sản phẩm rượu ngâm, rượu thuốc sau quá trình ngâm ủ rượu, các dược liệu bị phân hủy thành cặn, khiến rượu trở nên đục màu.
- Giữ nguyên công dụng và hương vị đặc trưng của rượu thuốc, rượu ngâm
Máy lọc rượu chỉ có nhiệm vụ lọc bỏ các cặn rượu một cách triệt để, không làm ảnh hưởng tới mùi vị cũng như công dụng của rượu thuốc bởi các lõi lọc và túi lọc đã được chứng nhận chất lượng, được phép sử dụng trong ngành thực phẩm. Người sử dụng hoàn toàn yên tâm về chất lượng của Máy lọc rượu thuốc được KAG Việt Nam sản xuất, bảo hành 12 tháng.
3. Ngâm rượu dược liệu theo bài thuốc
Rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. Tùy kinh nghiệm hay sự tư vấn của các dược sĩ, các gia đình có thể ngâm theo cổ phương: bát vị, lục vị… với nhiều bài thuốc với các tác dụng khác nhau.
- Không ngâm rượu thuốc nguyên con: Vì với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Vì vậy, ngâm nguyên con mà không làm sạch lông hay ruột thì rượu ngâm sẽ chứa rất nhiều kí sinh trùng/
- Độ rượu tốt nhất là từ 40-45 độ: Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ.
- Rượu ngâm thuốc đảm bảo chất lượng và đã qua xử lý độc tố: Rượu ngâm thuốc cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu thuốc. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc. Tốt nhất là nên sử dụng rượu đã qua xử lý độc tố bằng máy lọc rượu để đảm bảo hàm lượng độc tố tự nhiên trong rượu được loại bỏ hết, sau đó mới tiến hành cho nguyên liệu vào để ngâm thuốc. Bởi đơn giản hiện nay, không chỉ có những hũ rượu ngâm thuốc trong mỗi gia đình mà có rất nhiều hãng kinh doanh rượu thuốc, vì thế cần tạo nên 1 thương hiệu rượu khác biệt và tạo ấn tượng đến với khách hàng.
- Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,… cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.
- Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó, không mua tại các điểm tham quan, du lịch rồi về tự ngâm uống.
- Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo, dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và có nồng độ cồn vừa phải, trên 38 độ, không nên dùng loại cồn công nghiệp, rượu độ cồn quá cao.Rượu phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 7043:2013, tức là đã qua xử lý độc tố, hàm lượng methanol dưới 2.000mg/l.
- Dược liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế.
- Chọn nguyên liệu ngâm rượu chất lượng tốt, có xuất xứ nguồn gốc, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y tránh những chất có thể gây ra độc tố, hoặc là ngâm phải các loại kỵ nhau
Liên hệ Công ty KAG Việt Nam để được tư vấn, giới thiệu các Thiết bị và Công nghệ trong ngành sản xuất rượu, chưng cất rượu.
Hotline 0904685252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét