Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

Chất lượng sản phẩm dầu gội dược liệu như thế nào là chuẩn

 Để sản xuất dầu gội đầu có nguồn gốc từ thảo dược, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì cần những điều kiện sản xuất như thế nào, tiêu chuẩn chất lượng dầu gội thành phẩm ra sao, quy trình sản xuất như nào.. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho những khách hàng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn đầu tư vào lĩnh vực này.


Điều kiện & thủ tục cấp Giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm

Theo quy định số 93/2016/NĐ-CP về điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì dầu gội đầu được coi là một loại sản phẩm mỹ phẩm và điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm:

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Điều kiện về nhân sự

Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

3. Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.”

- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;

- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 93/2016/NĐ-CP thì để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Công ty bạn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vầ nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu theo các quy định được dẫn chiếu ở trên.

Tủ tục cấp Giấy chứng nhận sản xuất mỹ phẩm

Hồ sơ được gửi tới Sở Y tế của tỉnh nơi cơ sở sản xuất đặt nhà máy, trong đó gồm

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu;

2. Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

3. Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế sẽ Cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu hoặc thông báo các nội dung chưa đầy đủ, hợp lệ.

Tiêu chuẩn chất lượng dầu gội đầu dược liệu

Yêu cầu kỹ thuật về dầu gội theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6972:2001 Nước gội đầu

Các chỉ tiêu ngoại quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Trạng thái

2. Mầu

3. Mùi

Lỏng sánh, đồng nhất, không tách lớp, phân tầng và kết tủa khi biến đổi nhiệt độ nhỏ hơn 10 0C và lớn hơn 45 0C

Đồng nhất

Dễ chịu, đặc trưng cho từng sản phẩm

Các chỉ tiêu chất lượng 

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

1. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt , tính bằng phần trăm khối lượng, không nhỏ hơn.

10

2. pH của dung dịch 1%

4 - 8

3. Hàm lượng asen tính bằng mg/kg , không lớn hơn

1

4. Hàm lượng kim loại nặng, tính theo chì, bằng mg/kg , không lớn hơn

2

5. Độ kích ứng da

Không đáng kể

6. Vi khuẩn và nấm mốc

 

6.1. Vi khuẩn staphylococcus aureus, candida albicans và pseudomonas aeruginosa

Không được phép

6.2. Tổng số nấm mốc sống lại được, tính bằng số lượng trong một gam mẫu, không được lớn hơn

100

6.3. Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được, tính bằng số lượng trong một gam mẫu, không được lớn hơn

1000

6.4. Tổng số Enterobacteria và các vi khuẩn Gram âm khác, tính bằng số lượng trong một gam mẫu, không được lớn hơn

10

7.Độ phân huỷ sinh học, tính bằng phần trăm khối lượng, không nhỏ hơn

90


Quy trình sản xuất dầu gội dưỡng sinh, dầu gội dược liệu

Rửa sạch – Sơ chế nguyên liệu, dược liệu

Bồ kết được làm sạch, sấy khô trong tủ sấy dược liệu và rang vàng đều ở nhiệt độ thích hợp, để làm cho nước bồ kết dậy mùi thơm, giúp tăng cường hoạt chất dưỡng tóc gấp nhiều lần. Sau đó, nghiền thô bồ kết đã rang nhằm làm tan vào trong nước một cách dễ dàng.

Các loại thảo dược thiên nhiên như cỏ mần trầu, cỏ ngũ sắc, lá sả, vỏ bưởi cũng được đưa vào Máy rửa dược liệu cao cấp rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, nhặt bỏ cành, lá hư hỏng, rửa sạch và nghiền thô, thái nhỏ.

Đun nước, ninh nước thảo dược, dược liệu

Cho nguyên liệu vào nồi ninh nước (nồi nấu thảo dược), cài đặt thời gian, nhiệt độ và bật công tắc nấu liên tục trong khoảng 6 - 8 giờ.

Vắt lấy nước, loại bỏ bã nguyên liệu

Sau đó đưa vào máy vắt lọc bỏ bã để thu được dung dịch sánh mịn, màu nâu đen.

Cô đặc nước cốt, cô cao dầu gội

Dung dịch này được đưa vào Nồi cô đặc có cánh khuấy và hớt bỏ bọt cho cao dầu gội được đều, quánh hơn, giữ được hàm lượng hoạt chất cao nhất.

Chiết rót đóng chai

Cao dầu gội nguội thì đưa vào Máy chiết rót để đóng chai, cho ra sản phẩm Dầu gội thiên nhiên, giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe từ bên trong.

Nhờ dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, khép kín từ khâu trồng, trữ nguyên liệu sạch không sử dụng chất bảo quản nên sản phẩm Dầu gội để ở nhiệt độ thường sử dụng được 9 tháng mà không bị hư hỏng, bốc mùi khó chịu và giữ được hàm lượng hoạt chất ổn định. Để được tư vấn và báo giá Hệ thống thiết bị sản xuất, chế biến dầu gội dược liệu, vui lòng liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam – Hotline 0904.68.5252

Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Website maythucphamkag.com

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Hà Nội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét