Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Các loại rượu truyền thống thơm ngon ngày Tết

 5 loại rượu truyền thống thơm ngon đãi khách ngày tết cổ truyền

Rượu nếp thơm

Rượu nếp thơm là một trong những loại rượu truyền thống, và là rượu tết của người Kinh nói riêng. Rượu nếp thơm được làm từ chính gạo nếp được lên men, sau đó được đem đi chưng cất để ủ thành rượu.

Rượu nếp thơm có màu trắng trong do được chưng cất nguyên chất nên hương vị rượu nếp có vị rất đặc trưng. Khi được thưởng thức những giọt rượu tết từ nếp, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị này. Rượu nếp có vị ngọt, đậm đà, hương nếp hòa cùng hương bắc và có vị cay nhẹ. Chính vì thế, người uống loại rượu này sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào, tê say, càng uống lại càng ngất ngây.

Ngày nay, rượu nếp thơm là loại rượu tết phổ biến dùng trong ngày Tết âm lịch. Xuất hiện ở những bàn tiệc truyền thống, rượu nếp vẫn được nhiều người thưởng thức và yêu thích. 

Rượu nếp cái hoa vàng

Rượu được ngâm ủ theo công thức truyền thống giữa gạo nếp và men rượu với khoảng 35 vị thuốc bắc quý hiếm. Rượu có màu ánh vàng đặc trưng từ loại nếp cái hoa vàng. Vị rượu êm, đậm, nồng độ cồn không quá cao và đồng thời có vị hơi ngọt, cay nồng. Khi thưởng thức loại rượu tết này, bạn sẽ được lâng lâng, bồng bềnh, trôi giữa hương men và hương nếp hòa vào nhau.

Rượu nếp cái hoa vàng ngon chuẩn vị nhất phải kể đến rượu Làng Vân nổi tiếng bao đời nay, còn được gọi là rượu nếp ả hoặc rượu nếp hoa vàng.


Rượu nếp cẩm

Nhắc đến rượu tết, chúng ta lại nhớ về đồng bào dân tộc Mường có loại rượu nếp cẩm. Ngày tết năm nay, nếu có dịp đến du lịch xuân cùng dân tộc Mường, bạn hãy nếm thử hương vị rượu tết nơi đây nhé!

Rượu nếp cẩm là thứ rượu ủ, không chưng cất. Rượu được làm từ hạt gạo nếp cẩm màu đen, màu nâu đỏ có giá trị dinh dưỡng cao và men rượu - làm nên hương vị riêng của rượu nếp cẩm. Trong đó, men rượu được ủ từ sa nhãn và thiên nhiên kiện, cùng một số vị khác từ rễ, củ, lá của một số loại cây.


Rượu San Lùng

Thôn San Lùng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với thứ rượu được làm thủ công từ bàn tay của người Dao đỏ - rượu San Lùng. Rượu được gọi theo tên địa danh bởi chỉ ở thôn San Lùng mới có thứ rượu đặc biệt này.  

Rượu San Lùng được ủ từ những hạt thóc còn lẫn mùi đất cùng với men của khoảng 15 loại lá rừng. Bởi vậy, nó vẫn còn đọng nguyên hương thơm tinh khiết của thóc nương, thấm đậm vị ngọt dịu và hơi ngậy. Mang "sứ mệnh" để dâng lên tổ tiên, trời đất, rượu San Lùng là sự hòa quyện tinh hoa của vùng núi phía bắc. 

Rượu ngô

Nhắc tới rượu ngô không thể không nói đến rượu ngô Bản Phố, Rượu ngô Hà Giang bởi hương rượu thơm ngon phảng phất mùi ngô nếp cùng hương men lá dịu nhẹ. Để có được rượu ngô ngon, người nấu phải dành ra ít nhất vài tuần ủ rượu, thậm chí đến cả năm, vài năm. Chính sự khác biệt về thời gian đó cũng làm cho rượu có các hương vị khác nhau, càng lâu lại càng ngon.

Cách nấu rượu truyền thống thơm ngon, hậu vị ngọt

Rượu truyền thống về cơ bản đều có quy trình chung là nấu cơm -> ủ men -> chưng cất  -> rượu trắng thành phẩm. Với các loại rượu ngâm, rượu thuốc thì được ngâm ủ cùng trái cây, dược liệu hoặc thảo mộc trong ít nhất 3 - 6 tháng, cho rượu thơm ngon hơn, bổ dưỡng hơn.

Bước 1: Làm chín nguyên liệu

Rượu truyền thống thường sử dụng gạo, phổ biến nhất là các loại gạo nếp, nếu thơm, nếp cái hoa vàng, nếp nương... ngoài ra còn sử dụng ngô hoặc sắn, thóc. Lựa chọn gạo và men rượu là 2 thành phần chính quyết định nên chất lượng rượu. Men và quá trình ủ men ảnh hưởng trực tiếp đến các hàm lượng độc tố có trong rượu. Hiện nay, rất nhiều cơ sở sản xuất rượu vì lợi nhuận cá nhân mà sử dụng men không đúng nguồn gốc, sử dụng cồn công nghiệp, men Trung Quốc gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu, gây ra tình trạng ngộ độc và tử vong.

Sử dụng tủ cơm bằng điện KAG cùng các khay inox chống gỉ giúp cơm rượu thơm ngon mềm dẻo, nhanh chín hơn. Cho gạo vào khay và đổ sấp nước, cài đặt nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp theo hướng dẫn của KAG.  Cơm rượu được làm chín dựa trên sức nóng của hơi nước đun sôi nên thành quả chín dẻo, không bị cháy, thời gian tiết kiệm hơn chỉ sau chưa đầy 1 giờ.


Bước 2: Ủ men rượu, ủ men bắc, men lá

Tiến hành ủ men bằng cách giã nhỏ, rải đều men lên cơm đã để ấm. Tùy từng loại men khác nhau mà có tỷ lệ trộn sao cho phù hợp (thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo). Trong dịp Tết, thời tiết lạnh khiến cho men dễ chết, không thực hiện được quá trình lên men, người nấu rượu nên ủ men ở điều kiện nhiệt độ thích hợp duy trì ở mức 23 – 28 độ, một số loại men yếu như men lá, cần duy trì nhiệt độ 25 – 26 độ để tránh làm chết men. Tốt nhất nên xây phòng ủ men riêng, kín gió, không quá nóng, không quá lạnh.

Bước 3: Chưng cất rượu

Cho bỗng rượu vào Nồi nấu rượu bằng điện, cài đặt nhiệt độ và thời gian trên tủ điện tự động, sau 3.5 - 4h giờ cho ra rượu thành phẩm có mùi thơm nồng của rượu mới nấu. Để giảm bớt độ nồng sốc và muốn uống ngay rượu mới nấu, nên lọc khử độc tố với Máy Lọc Khử Độc Rượu, hoặc Máy Làm Già Rượu để rút ngắn quá trình ủ rượu 5 - 10 năm 


Để duy trì và phát triển nghề nấu rượu cần có thương hiệu và uy tín trên thị trường, để có đước điều này cơ sở sản xuất rượu nên đầu tư hệ thống trang thiết bị đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo cơ sở đủ điều kiện nấu rượu, nhằm nâng cao năng suất – chất lượng rượu, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Có rất nhiều cơ sở nấu rượu đã chuyển đổi từ nồi nấu rượu bằng củi sang nồi nấu rượu bằng điện công nghiệp - đây là sự lựa chọn đúng đắn và kịp thời trong thời điểm hiện nay.

Công ty KAG Việt Nam

Hotline: 0904685252

Website: https://maythucphamkag.com/

Email: kagtechvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét