Tại sao uống rượu nhức đầu
Từ lâu rượu đã được cho là có liên quan đến sự phát triển của những cơn đau nhức đầu nói chung. Nhiều bằng chứng cho thấy từ thời cổ đại, người ta đã mô tả tình trạng đau đầu sau khi uống rượu nói riêng, hay đồ uống có cồn nói chung. Rượu có thể gây ra hai loại đau nửa đầu khác nhau:
Bạn có thể bị đau đầu trong vòng từ 30 phút đến 3 giờ uống rượu - ngay cả khi chưa tiêu thụ quá nhiều. Một số người chỉ mới nhâm nhi một hoặc hai ly rượu là đã bắt đầu những cơn đau nhói ở đầu;
Dạng thứ hai là bạn vẫn khỏe mạnh tỉnh táo cho đến khi nồng độ cồn trong máu trở lại bình thường. Điều này có nghĩa tình trạng uống rượu nhức đầu sẽ không xuất hiện ngay lập tức, mà chỉ bắt đầu vào sáng hôm sau khi bạn thức dậy. Đây được gọi là đau đầu do rượu gây ra (DAIH) và có thể xảy ra với bất cứ ai, song những người bị chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng gặp phải hơn.
Nguyên nhân uống rượu bị đau đầu
Rượu không chỉ chứa histamine mà còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra nhiều hóa chất này hơn. Điều này làm tăng phản ứng viêm trên khắp cơ thể người uống rượu. Ngoài ra, thành phần chính của rượu là ethanol, cùng với đó là aldehyde, methanol, furfurol... khi vào cơ thể, các hóa chất này được chuyển thành tác nhân kích hoạt chứng đau nửa đầu. Các yếu tố khác nhau có thể góp phần khiến việc uống rượu bị đau đầu cụ thể là:
Rượu khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu, và việc đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể dẫn đến mất nước. Đây là nguyên nhân người say rượu cảm thấy khát nước, chóng mặt và choáng váng;
Rượu kích hoạt phản ứng viêm từ hệ miễn dịch và gây ra các triệu chứng thực thể, chẳng hạn như không thể tập trung, các vấn đề về trí nhớ, giảm cảm giác thèm ăn và mất hứng thú trong các hoạt động thông thường;
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng sản xuất axit dạ dày cũng như trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày. Tất cả những yếu tố này có thể gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn;
Rượu có thể khiến lượng đường trong máu giảm. Nếu lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, run rẩy, rối loạn tâm trạng và thậm chí co giật;
Rượu làm cho các mạch máu của bạn mở rộng, có thể dẫn đến đau đầu;
Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng không thể ngủ sâu và thường thức giấc vào giữa đêm. Điều này khiến bạn chao đảo, nhức đầu và mệt mỏi sau khi tỉnh dậy.
Phòng tránh tình trạng đau đầu khi uống rượu
- Tùy vào cơ địa của mỗi người, một vài loại đồ uống có cồn khác (bia, cocktail, vang sủi,...) có thể khiến bạn ít đau đầu hơn số khác còn lại;
- Nhâm nhi nước cùng với rượu: Uống một ly nước đầy sau mỗi lần uống rượu sẽ giúp giữ nước và cũng khiến bạn uống ít rượu hơn;
- Uống rượu trong bữa ăn: Rượu sẽ hấp thụ nhanh hơn nếu dạ dày của bạn trống rỗng. Vì vậy nên ăn trước và trong thời uống rượu để có thể làm nguy cơ bị đau nửa đầu;
- Không uống rượu khi đang stress: Uống rượu khi căng thẳng sẽ khiến cơn đau nửa đầu trầm trọng;
- Biết giới hạn của bản thân và uống có chừng mực: Quyết định trước giới hạn bạn sẽ uống bao nhiêu và tuân thủ đúng để cảm thấy thoải mái khi phải sử dụng rượu, tránh bị áp lực và lo lắng quá nhiều. Ngừng uống hoàn toàn khi đã đạt đến giới hạn mình đặt ra;
- Sử dụng Máy lọc rượu hoặc Máy lão hoá rượu để loại bỏ các độc tố gây ngộ độc, đau đầu
Quy trình nấu rượu nếp, rượu truyền thống đúng cách, không gây đau đầu
Nhiều người cho rằng rượu trắng, rượu thủ công, rượu quê tự nấu là an toàn, đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên, trên thực tế rượu trắng, rượu nếp, rượu quê có thể là gây ngộ độc nếu quy trình sản xuất không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến rượu phải đáp ứng các điều kiện an toàn vệ sinh, điều kiện sản xuất, kinh doanh để đưa ra thị trường các sản phẩm rượu thủ công đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bước 1: Lựa chọn men và nguyên liệu gạo
Lựa chọn gạo và men rượu là 2 thành phần chính quyết định nên chất lượng rượu. Men và quá trình ủ men ảnh hưởng trực tiếp đến các hàm lượng độc tố có trong rượu. Hiện nay, rất nhiều cơ sở sản xuất rượu vì lợi nhuận cá nhân mà sử dụng men không đúng nguồn gốc, sử dụng cồn công nghiệp, men Trung Quốc gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu, gây ra tình trạng ngộ độc và tử vong nhiều nơi.
Trung bình cứ 10kg gạo sẽ thu được khoảng 10L rượu, theo bài toán kinh tế, nguyên liệu đầu vào mất khoảng 200.000đồng tiền gạo, 90.000 đồng tiền men rượu, 20.000 đồng tiền điện nước, thu được 10 lít rượu có giá 600.000 đồng, vậy tính ra tiền lãi gần bằng tiền vốn bỏ ra. Người trong nghề chia sẻ, nghề rượu được coi là nghề lấy công làm lãi vì quy trình nấu ra những mẻ rượu rất mất thời gian và vất vả. Để có lợi nhuận cao, người nấu rượu cần mở rộng quy mô, sản xuất theo phương pháp hiện đại, quy mô lớn sẽ thu lợi lớn.
Xem thêm:
Bí quyết làm men rượu thuốc của người làng Xuân Lai
Bật mí cách làm men riềng độc đáo của người Quảng Bình
Bước 2: Nấu cơm rượu và ủ men
Thông thường nấu thủ công, người ta sẽ tiến hành ngâm gạo khoảng 45-60 phút trước khi nấu cơm. Tuy nhiên, khi nấu công nghiệp số lượng lớn bạn nên sử dụng tủ cơm bằng điện, đổ sấp nước cùng gạo đã vo vào các khay, tiến hành nấu cơm rượu bằng điện dựa trên nguyên lý đun sôi bằng hơi nước. Cơm chín sẽ dẻo, không bị cháy, thời gian tiết kiệm hơn chỉ sau chưa đầy 1 giờ.
Bí quyết để cơm dẻo và cơm rượu thơm vị men là nấu trong thời gian hơn 1 tiếng, khoảng 1 giờ 15 phút.
Tiến hành ủ men: Cho men vào trộn, tùy từng loại men khác nhau mà có tỷ lệ trộn sao cho phù hợp (thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo). Sau khi lên men kín xong, cho thêm khoảng từ 2 đến 3 lít nước trên mỗi 1 kg gạo. Sau đó chờ khoảng 4 ngày sẽ thu được dung dịch rượu
Bước 3.: Tiến hành chưng cất rượu
- Ủ rượu khoảng 1 -2 tuần tùy cách lên men lỏng hay ẩm, khi ấy cơm đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành chưng cất rượu.
- Thiết bị chưng cất thường là các nồi đồng nấu rượu bằng than củi theo cách nấu truyền thống. Tuy nhiên, để nấu rượu nhanh hơn, tận thu tối đa sản phẩm và hạn chế thấp nhất các độc tố tự nhiên có trong rượu gạo, bạn nên sử dụng nồi nấu rượu bằng điện để chưng cất. Sử dụng nồi nấu rượu bằng điện thì thời gian chưng cất dao động tự 3,5-4h, tùy vào số lượng gạo nấu.
Rượu sau khi chưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon. Ngoài ra có thể làm để rượu ngon hơn, đẹp mắt hơn bằng cách lọc khử độc tố bằng máy lọc rượu hoặc mang đi đóng chai để xây dựng thương hiệu hoặc bảo quản bằng thùng gỗ sồi, hoặc xử lý làm già rượu để đảm bảo chất lượng rượu ngon hơn so với rượu gạo truyền thống chỉ chưng cất thông thường.
KAG chuyên cung cấp các thiết bị hiện đại trong ngành rượu: tủ cơm rượu công nghiệp, nồi chưng cất rượu, máy lọc độc tố rượu, thiết bị lão hóa làm già rượu, dụng cụ đo độ rượu, hệ thống chiết rót và đóng chai thành phẩm, thùng gỗ sồi ủ rượu,....Hotline: 0904.68.5252.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét