Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

Điểm danh 5 loại bánh kẹo truyền thống đặc sản Việt Nam

 

1. KẸO SÌU CHÂU NAM ĐỊNH

Nguyên liệu làm ra kẹo sìu châu là lạc, hoặc lạc lẫn vừng, kết hợp cùng đường, gạo nếp thơm hoặc mạch nha. Để làm kẹo ngon, thứ quan trọng nhất là phải có nguyên liệu tốt. Lạc phải được chọn lựa rất kỹ và phải là những hạt lạc không quá to, đều nhau, mẩy, vỏ hồng cánh sen và ăn béo ngậy. Đường phải là loại đường kính trắng hảo hạng. Kẹo có vị ngọt thơm, rất phù hợp để ăn cùng trà đặc nóng. Kẹo thường có hình chữ nhật, dài và to bằng ngón tay. Nhiều nơi, kẹo có hình vuông.


Quy Trình Làm Kẹo Sìu Châu

- Lạc, vừng được bỏ vào Chảo sên nhân có cánh khuấy, rang ở nhiệt độ thấp, bật motor khuấy đảo ở tốc độ cao để nguyên liệu chín vàng đều, bỏ ra ngoài ủ cho chín kỹ, hạt sẽ bùi hơn ngậy hơn.

- Đường kính, mạch nha cũng cho vào Nồi sên kẹo cánh khuấy, chọn tốc độ khuấy và nhiệt độ vừa phải, sên tới khi vàng nhạt, keo nhẹ thì cho thêm lạc, vừng đã rang vào nồi, trộn đều.

- Kẹo lạc sìu châu thành phẩm được lấy ra khỏi nồi, chuyển tới máy ép để ép mỏng, cắt thành từng thanh nhỏ, đóng bao gói.

2. KẸO DỪA BẾN TRE

Vị trí tiếp theo trong TOP 10 LOẠI BÁNH KẸO TRUYỀN THỐNG GỢI NHỚ TUỔI THƠ chính là Kẹo dừa Bến Tre. Kẹo dừa là một loại kẹo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha. Đây là loại kẹo đặc sản và là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Việt Nam có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa.

Quy Trình Làm Kẹo Dừa

- Cùi dừa đưa vào cối xay xay nhuyễn rồi nghiền ép lấy nước cốt.

- Cho mạch nha, đường, nước cốt dừa vào chảo sên kẹo, để chế độ nhiệt và tốc độ quay vừa phải,  phối trộn và cô đặc kẹo dừa đến khi kẹo có màu vàng nâu

- Kẹo dừa được đổ ra khuôn, cán mỏng vào khuôn và cắt thành từng miêng nhỏ.

- Gói bao bì bằng giấy và cho vào hộp là hoàn tất công đoạn làm kẹo dừa Bến Tre

3. KẸO CU ĐƠ HÀ TĨNH

Nhắc đến các món đặc sản Hà Tĩnh thì ai cũng nhớ đến kẹo Cu Đơ. Với lớp đường mật ngọt dẻo quyện với vị béo béo của hạt đậu phộng giòn kẹp với lớp bánh tráng, miếng kẹo mang đến hương vị không thể trộn lẫn vào đâu được. 


Quy Trình Làm Kẹo Cu Đơ

- Lạc được rang giòn trong Chảo sên nhân có cánh khuấy, rang ở nhiệt độ thấp, bật motor khuấy đảo ở tốc độ cao để nguyên liệu chín vàng đều, bỏ ra ngoài ủ cho chín kỹ, hạt đậu phộng sẽ bùi hơn ngậy hơn.

- Đường kính, mạch nha, nước cốt gừng cũng cho vào Nồi sên kẹo cánh khuấy, chọn tốc độ khuấy và nhiệt độ vừa phải, sên tới khi vàng nhạt, keo nhẹ thì đổ vào phần bánh tráng đã được xếp lạc bên trong. Đặt miếng bánh tráng thứ hai lên để hoàn tất công đoạn làm bánh cu đơ

4. BÁNH PHU THÊ BẮC NINH

Nhiều người nghe tên bánh phu thê tưởng nhầm một loại bánh màu đỏ, trông như thạch, thi thoảng có trong các lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng đó là bánh xu xê (hay xu xuê). Bánh phu thê màu vàng óng, gói trong lá dong xanh, thắt bằng chiếc lạt sơn hồng, tượng trưng cho duyên tình thắm nồng bền chặt của đôi trai gái. Ngoài gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, đu đủ xanh bào sợi, hạt dành dành là nguyên liệu tạo màu vàng óng, đẹp như tranh của bánh phu thê.


Quy Trình Làm Bánh Phu Thê Bắc Ninh

- Hạt dành dành đã được sây khô, ngâm nước với gạo để phai ra màu, giúp gạo chuyển màu. Sau đó xay gạo thành bột mịn để làm nhân bánh.

- Đỗ xanh, mứt, đường cho vào chảo sên nhân bánh, bật motor nhưng không gia nhiệt để trộn đều nhân bánh.

- Bánh được xếp vào khay inox và đưa vào Tủ hấp bánh, hấp trong nhiệt độ và thời gian phù hợp. Bánh chín có màu vàng óng đẹp mắt, để nguội gói trong lá dong hoặc giấy bóng kính.

5. BÁNH NẲNG HOÀ BÌNH

Bánh nẳng (hay còn gọi là bánh tro) là một trong những loại bánh được người Tày rất yêu thích. Sở dĩ có tên gọi là bánh tro vì xuất phát từ phụ liệu làm bánh là nước tro được pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu.


Quy Trình Làm Bánh Tro, Bánh Nắng

- Tro cây vừng, cây đa, lá tầm gửi, vỏ bưởi, quả xoan, cây dền gai, rơm nếp hoặc vỏ chuối sau khi đốt được lọc qua Máy Lọc Bã có thể lọc các loại cặn bã siêu nhỏ cỡ 5 micron, cho màu nước tro vàng hổ phách.

- Cho gạo nếp vào ngâm với nước tro qua một đêm. Gói bánh bằng lá dong tẻ, đặt lên các khay inox của Tủ Hấp Thực Phẩm, cài đặt thời gian và nhiệt độ hấp phù hợp để bánh chín nhừ, mềm dẻo.

- Để làm mật mía chấm bánh gio, mật mía hoặc đường nâu được đổ vào Chảo sên cánh khuấy, đun đến khi đặc, quánh lại, màu cánh gián là được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét