Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

Chế biến Cao Dược Liệu điều trị viêm khớp, thấp khớp, chữ bệnh xương khớp

 

Cây trinh nữ, Cao thuốc cây xấu hổ chữa xương khớp

Cây trinh nữ (Tên khoa học: Mimosa pudica L.), còn được biết đến với tên gọi khác là cây mắc cỡ hay cây xấu hổ. Đây là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp được dùng khá phổ biến trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ được gọi là Hàm Tu Thảo, có vị ngọt, tính hàn, công dụng là giúp chống viêm, giảm đau, an thần, lợi tiểu.


Thân và rễ cây trinh nữ được làm sạch, cắt ngắn, tẩm rượu và sao trong chảo rang dược liệu. Dược liệu được đưa vào nồi, đổ thêm nước và nấu trong vài giờ, tiếp đó được đưa qua Máy lọc bã thuốc, loại bỏ phần cặn bã dược liệu. cuối cùng, nước thuốc cho vào Nồi cô cao cánh khuấy, nấu thành cao lỏng, mỗi khi dùng sẽ pha với rượu uống. Hoặc cũng có thể dùng trinh nữ phối hợp với các vị thuốc khác trở thành bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Lưu ý, tuyệt đối không dùng cây trinh nữ cho phụ nữ mang thai, người bị suy nhược hay có thể trạng yếu.

Cao ngâm chân chữa nhức xương khớp từ cây lá lốt

Cây lá lốt (Tên khoa học: Piper lolot C. DC) là một loài cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu. Bên cạnh việc có thể sử dụng làm nguyên liệu trong nấu ăn, cây lá lốt còn là một loại thảo dược quý trong Đông y. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với công dụng là ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực và chỉ thống, giúp hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp, khó tiêu, đầy bụng, mồ hôi tay chân. Còn trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát trùng, giảm đau và chống viêm hiệu quả.


Lá lốt sau khi thu hái được sơ chế sạch, làm khô bằng Máy sấy dược liệu, sau đó nấu thành cao lỏng tương tự như cao trinh nữ.

Ngoài ra, cây lá lốt còn được dùng để ngâm chân nhằm giảm chứng đau nhức tay chân như sau. Lá lốt nấu lấy nước, cô thành cao lỏng, khi khi ngâm chân tay thì cho cao lá lốt pha nước ấm, bỏ thêm chút muối. Hoặc cao lá lốt cho vào rượu, thành rượu thuốc xoa bóp ngoài da, cũng có công hiệu rất tốt.

Củ nghệ (Curcuma spp.)

Từ lâu nghệ đã quá quen thuộc với mọi người vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhắc đến các loại cây chữa bệnh xương khớp quen thuộc thì không nên bỏ qua vị dược liệu này. Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng thuộc nhóm thuốc phá huyết, giúp khí huyết lưu thông từ đó làm cải thiện tình trạng ứ trệ, tắc trở ở cân cơ kinh lạc, chữa chứng sung huyết do sang chấn, đau khớp, đau dây thần kinh …

Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho biết, tác dụng ngắn hạn của curcumin có hiệu quả cao đối với bệnh viêm khớp gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và thoái hóa khớp. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm trong viêm khớp như diclofenac, ibuprofen nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn.


Nghệ được chế biến thành dạng tinh bột nghệ hoặc cao nghệ, bởi theo nghiên cứu, hợp chất curcumin và các dẫn xuất của nó trong củ nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau

Quyên tý thang gia giảm chữa đau nhức xương khớp

Bài thuốc này được dùng để điều trị chứng phong hàn thấp tý với các biểu hiện như đau cổ. Đông y xếp bệnh này vào loại tý chứng (kinh mạch trong cơ thể bị các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào làm bế tắc gây đau nhức).

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc: Đương quy 15g, xích thược 12g, phòng phong 10g, khương hoạt 10g, chích kỳ 12g, chích thảo 8g, cương huỳnh (nam) 6g. Gia thiên niên kiện (nam) 15g, thổ linh (nam) 15g, quế chi (nam) 10g, phụ tử chế 6g.

Thành phần gia giảm: Có phong thấp nhiệt bỏ phụ tử, gia thạch cao, tri mẫu... để thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp (làm cho thủy thấp chuyển hóa và tống ra ngoài cơ thể theo đường mồ hôi hoặc nước tiểu), thông lạc (kinh lạc trong cơ thể không bị tắc nghẽn, lưu thông).

Dược liệu được làm sạch, thái nhỏ, đưa vào Nồi nấu dược liệu, nấu trong nhiều giờ. Thu được nước thuốc và đưa qua hệ thống lọc dược liệu để loại bỏ bã thuốc, giúp cho cao thành phẩm không bị đóng cặn. Tiếp đó chuyển sang Nồi cô cao, cô thành cao mềm, hoặc cao lỏng. Dạng cao lỏng có thể đóng hũ, bảo quản ở nơi mát dùng được lâu dài, hoặc đưa vào Máy vo viên, chế biến thành thuốc viên hoàn.


Tam tý thang gia giảm trị đau thắt lưng, thần kinh tọa

Thành phần bài thuốc gồm Đương quy 20g, xuyên khung 10g, đan sâm 20g, tam thất (nam) 20g, cam thảo 8g, phòng phong 12g, độc hoạt 10g, khương hoạt (nam) 10g, tế tân 6g, ngưu tất 10g, tục đoạn 20g, cây xương khô (bìm bịp nam) 15g, rễ cây nhàu (nam) 15g, hoàng đằng (nam) 20g, nhục quế (nam) 10g, phụ tử 8g, càng cương (nam) 6g.

Gia giảm: Nếu có phong thấp nhiệt tý bỏ nhục quế, phụ tử; gia địa cốt bì, hoạt thạch, huyền sâm... để thanh nhiệt tà, hóa thấp, tiêu phong.

Cách nấu cao thuốc tương tự như cách nấu cao dược liệu thông thường. Để đáp ứng chất lượng dược phẩm, thiết bị chế biến dược liệu phải đảm bảo yêu cầu GMP, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét