Thông thường, các cơ sở, hộ gia đình chế biến khô cá hoặc phơi thực phẩm, trái cây đều tận dụng nắng tự nhiên để phơi. Cách làm này dẫn đến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do ruồi nhặn, chim chóc hoặc côn trùng, bụi trong không khí bám vào trong quá trình phơi. Đặc biệt, những ngày nắng yếu, gián đoạn sẽ làm kéo dài thời gian phơi, sản phẩm dễ bị ẩm mốc và giảm chất lượng. thời gian phơi nắng dài tạo ra các phản ứng tạo màu nhiều hơn, nên làm cho hải sản có màu sẫm, màu sắc không đẹp, không đều màu.
Máy sấy thực phẩm 20 khay hoạt động nhờ vào luồng gió thổi qua thực phẩm, mang theo hơi ẩm, làm cho thực phẩm khô dần mà không làm cháy, chín thực phẩm, hay đổi màu thực phẩm vì dải nhiệt độ sấy thấp, chỉ từ 35 – 80°C
Quy trình sấy khô thủy sản, khô cá, khô mực
Bước 1. Xếp cá vào vỉ sấy
Xếp cá lên vỉ phơi không chạm nhau nhưng cần tận dụng được diện tích vỉ phơi, cách khoảng 1cm. Đối với cá nhỏ cá cơm, cá nục có thể tiến hành rải thành lớp mỏng lên vỉ phơi, không cần xếp .
Lưu ý rải cá nhẹ nhàng lên vỉ phơi, không miết cá xuống vỉ phơi để tránh làm trầy lớp phấn trên cá. Có thể xẻ cá hoặc đặt nguyên con.
Bước 2. Điều chỉnh nhiệt độ tủ sấy thực phẩm;
Nhiệt độ sấy ban đầu 30 - 35°C sau đó tăng lên 45-50°C; Khi cá gần khô nâng nhiệt độ lên 60°C và sau đó giảm dần nhiệt độ xuống 40°C và sấy đến độ ẩm yêu cầu. Cài đặt thời gian sấy, tùy theo lượng cá, mực, hải sản dày hay mỏng mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
Trong quá trình sấy tiến hành lật, đào chiều vỉ cá từ trong ra ngoài, đổi chỗ vỉ sẩy từ dưới lên trên cho cá khô đều;
Lưu ý Nhiệt độ sấy phải nâng dần từ thấp đến cao, không nên tăng đột ngột; Nên làm ráo bề mặt cá bằng cách dùng quạt công suất lớn thổi ráo bề mặt cá trước khi đưa vào sấy
Bước 3. Thu hoạch thủy sản thành phẩm sau khi sấy
Khi cá khô đều, cứng và không dính tay thì tiến hành gỡ cá ra khỏi vỉ, tránh làm cá bị làm gẫy đầu hoặc chẻ đôi, tách đôi.
Có thể kết hợp phơi khô với sấy khô, khi trời nắng tiến hành phơi, còn buổi tối hoặc trời không nắng thì tiến hành sấy như vậy cá sẽ nhanh khô, tiết kiệm chi phí và đảm bảo đƣợc chất lượng sản phẩm.
Quy định tiêu chuẩn về thủy sản sấy khô TCVN 10734:2015
Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Đặc trưng cho sản phẩm |
2. Mùi, vị | Đặc trưng cho sản phẩm, không có mùi, vị lạ |
3. Trạng thái | Khô, bề mặt không dính ướt hoặc đọng nước, trừ trường hợp bảo quản lạnh |
4. Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường | Không được có |
5. Côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường và xác côn trùng | Không được có |
Các chỉ tiêu lý - hóa
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn |
20 |
2. Hoạt độ nước ở 25 °C, không lớn hơn |
0,75 |
3. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, % khối lượng tính theo chất khô, không lớn hơn |
1,5 |
4. Hàm lượng nitơ bazơ bay hơi, mg/kg, không lớn hơn |
350 |
Theo Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 10734:2015 Thủy sản khô - Yêu cầu kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng và năng suất sấy thủy sản, cá khô, mực khô, nhiều hộ ngư dân đã đầu tư thiết bị sấy hiện đại loại 20 khay. Với tủ sấy thực phẩm này, các loại cá khô, mực khô, thủy sản, hải sản khô đều, đẹp mắt và rút ngắn thời gian cũng như công sức hơn so với sấy bằng các phương pháp truyền thống
Liên hệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét