Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Phân loại tinh dầu và Cách nhận biết tinh dầu tự nhiên dễ nhất

 

Tinh dầu được phân làm 4 loại chính

Thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào cấu tạo phân tử có thể chia tinh dầu thành 4 nhóm chính:

1. Tinh dầu có thành phần là các hợp chất Aliphatic: hương dịu ngọt, điển hình như cam quýt, chè, dâu tằm…

2. Tinh dầu có thành phần là các Terpen và những dẫn chất của chúng: ví dụ như lá sả, tía tô, bạc hà, hoa bưởi…

3.Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm: ví dụ đại hồi, quế, hương nhu…

4. Tinh dầu có thành phần pha tạp: có trong tỏi

Cách phân biệt tinh dầu tự nhiên dễ dàng nhất

Tinh dầu tồn tại dưới dạng chất lỏng ở nhiệt độ thường, và không màu hoặc màu vàng nhạt. Trong quá trình bảo quản do hiện tượng oxy hoá  tinh dầu có thể bị sẫm màu nên thường phải đựng trong lọ tối màu. Một số loại tinh dầu có màu đặc biệt là do chứa các hợp chất Azulen có màu xanh mực. Tinh dầu đa số đều có mùi thơm dễ chịu, chỉ có một số ít có mùi hắc, khó chịu, đây cũng là cách để nhận biết tinh dầu nguyên chất, tinh dầu thiên nhiên. Ngoài ra, tinh dầu không tan hoặc tan rất ít trong nước, chỉ bị tan trong Alcol và các dung môi hữu cơ khác.

Đa số các loại thực vật đều có chứa tinh dầu, đặc biệt tập trung nhiều ở một số loại thực vật họ Cần - Apiaceae, họ Cúc - Asteraceae, họ Bạc hà - Lamiaceae, họ Long não - Lauraceae, họ Sim - Myrtaceae, họ Cam - Rutaceae, họ Gừng – Zingiberaceae… Mỗi loại thực vật chứa tinh dầu ở một số bộ phận như:

 - Lá: Bạc hà, Tràm, Bạch đàn

 - Bộ phận trên mặt đất: Bạc hà, Hương nhu

 - Hoa: Hoa hồng, Hoa nhài, Hoa bưởi

 - Nụ hoa: Ðinh hương

 - Quả: Sa nhân, Thảo quả, Hồi

 - Vỏ quả: Cam, Chanh

 - Vỏ thân: Quế

 - Gỗ: Long não, Vù hương

 - Rễ: Thiên niên kiện, Thạch xương bồ

 - Thân rễ: Gừng, Nghệ 

Hàm lượng tinh dầu trong cây: Hàm lượng tinh dầu thường dao động từ 0,1% đến 2%. Một số trường hợp trên 5% như ở quả hồi từ 5 - 15% và nụ hoa Đinh hương từ 15-25%.


Hàm lượng tinh dầu có trong thực vật

> Xem thêm Hàm lượng tinh dầu có trong thực vật

Phương pháp chưng cất là phương pháp thích hợp với hầu hết các loại tinh dầu

Nguyên lý hoạt động phương pháp chưng cất tinh dầu bằng hơi nước

Dựa trên nguyên tắc chưng cất cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng bay hơi được không hòa tan vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hoà bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu. Khi ngưng tụ sẽ tạo thành hỗn hợp tinh dầu và nước, khi đó sẽ tách được tinh dầu ra khỏi nước một cách dễ dàng.

Cấu tạo Thiết bị chưng cất tinh dầu

Cấu tạo Nồi chưng cất tinh dầu của KAG Việt Nam

Nồi Chưng Cất Tinh Dầu

Nồi được làm bằng thép không gỉ hình trụ với 3 lớp cách nhiệt, đảm bảo giữ được nhiệt độ và không tỏa nhiệt ra bên ngoài trong quá trình hoạt động. Nguyên liệu được đặt trên tấm vỉ hoặc sọt lưới để tránh tiếp xúc với đáy nồi.

Sọt chứa nguyên liệu chưng cất

Ống dẫn hơi

Ống dẫn hơi có nhiệm vụ dẫn hơi nước và hơi tinh dầu qua bộ phận ngưng tụ. Ngoài ra dưới tác dụng của không khí lạnh bên ngoài làm ngưng tụ một phần hơi nước và hơi tinh dầu thành thể lỏng. Vì vậy ống dẫn hơi nên có độ dốc nghiêng về phía bộ phận ngưng tụ.

Cần ngưng tụ dẫn hơi

Bộ phận ruột gà ngưng tụ

Bộ phận ngưng tụ có nhiệm vụ hoá lỏng hơi nước và hơi tinh dầu từ nồi cất chuyển sang. Gồm 2 bộ phận: Thùng chứa nước làm lạnh và ống dẫn hơi. Ống dẫn hơi được ngâm trong thùng nước lạnh và được làm lạnh theo qui tắc ngược dòng. 

Ống xoắn ruột gà bằng inox của KAG Việt Nam

Các kiểu ống dẫn hơi gồm có Kiểu ống xoắn ruột gà, Kiểu ống chùm, Kiểu hình đĩa (kết hợp giữa ống chùm và ống xoắn ruột gà).

Tinh dầu được dùng trong thực tế như thế nào

Dùng làm thuốc, làm dược liệu

Tinh dầu vốn được ứng dụng nhiều trong y học từ điều chế thuốc, làm giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần. Ngày nay, tinh dầu hay các loại dược liệu chứa tinh dầu được sử dụng nhiều với tác dụng:

 - Kích thích tiêu hoá, lợi mật, thông mật

 - Kháng khuẩn và diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, trị giun, trị sán

 - Kích thích thần kinh trung ương

 - Chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ.

Hình ảnh xưởng chế biến tinh dầu và điều chế thuốc, dược liệu

Chế biến thực phẩm, làm gia vị thức ăn

Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dưới dạng gia vị: Quế, hồi, đinh hương, hạt cải, mùi, thì là, thảo quả, hạt tiêu v.v.. Tác dụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra còn kích thích tiết dịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng.

Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt, đồ đóng hộp  hoặc pha chế rượu mùi, pha chế đồ uống hoặc dùng trong sản xuất chè, thuốc lá

Dùng tinh dầu để điều chế nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu

Với xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên, dược phẩm tự nhiên, các loại sản phẩm thiên nhiên được điều chế từ tinh dầu ngày được ưa chuộng nhiều hơn, đòi sản phẩm tinh dầu phải đảm bảo tiêu chuẩn, tinh khiết hơn nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.

Theo duoclieu.net


Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đáp ứng đủ nguồn cung và chất lượng tinh dầu tốt nhất, các xưởng sản xuất tinh dầu cần chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị như Máy chưng cất tinh dầu bằng điện, Nồi chưng tinh dầu, hệ thống chiết rót đóng chai, Máy rửa dược liệu...

Liên hệ KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Website www.maythucphamkag.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét