Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Nên sấy khô dược liệu hay phơi nắng thuốc Đông y

 

Phơi dược liệu

Là phơi dược liệu bằng không khí nóng tự nhiên. Tùy từng loại dược liệu mà chọn cách phơi thích hợp. Có hai cách: phơi dưới ánh nắng mặt trời và phơi trong râm.

1. Phơi dưới ánh nắng mặt trời

Phương pháp phơi trực tiếp dưới nắng là thái phiến dược liệu rồi tãi đều lên nong nia cách mặt đất để tránh đất cát bụi bẩn, vừa để thoáng khi mặt dưới dược liệu, phơi ngoài trời nắng đến khô. Trong quá trình phơi lưu ý thường xuyên đảo xới. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu. Dược liệu sau khi phơi nắng trực tiếp sẽ khô, mùi thơm đặc trưng của từng dược liệu

Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như: bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng đối với dược liệu có đường, một số dược liệu có thể bị biến đổi với tia tử ngoại.

2. Phơi trong bóng râm, phơi âm can

Phương pháp phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng): Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều lên nong nia, rồi phơi trong bóng mát, nơi thoáng gió hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt theo kiểu chữ X trên các sợi dây thép. Phương pháp này thường dùng cho hoa, trà hoa, dược liệu chứa tinh dầu như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô... để bảo vệ màu sắc, giữ được tinh dầu trong dược liệu không bay hơi.

Sấy dược liệu

Cho dược liệu cần sấy vào các khay và tiến hành sấy trong tủ sấy dược liệu. Nhiệt độ sấy khoảng 50 - 60°C với dược liệu chứa tinh dầu. Đối với dược liệu chưa phơi thì nên sấy ở nhiệt độ thấp (40°C - 50°C) tránh để dược liệu tạo ra một lớp mỏng khô bao ngoài, ngăn cản sự bốc hơi nước của các lớp bên trong. Sau đó tăng dần nhiệt độ để đạt được tới độ ẩm theo quy định, rồi giảm dần nhiệt độ, để nguội. Đối với các loại thân củ, rễ củ hoặc thân rễ thường được thái mỏng hoặc đập dập để dễ khô.

Phương pháp sấy tuy chi phí đắt hơn phơi khô nhưng có ưu điểm là không bị động bởi thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô làm giảm tác động của enzym, bảo vệ được một số dược liệu khỏi bị biến đổi bởi tia U.V.

Nên sử dụng phương pháp sấy khô thay vì phơi nắng

Yếu tố môi trường bên ngoài làm mất hương vị, màu sắc không được đẹp, quan trọng hơn cả là giảm chất lượng sản phẩm đi rất nhiều do có sự tác động của vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thậm chí gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Riêng đối với những loại dược liệu được trồng ở môi trường nước sau khi được sơ chế và phơi ngoài nắng màu sắc sẽ chuyển sang màu thâm đen và ảnh hưởng đến công dụng của thuốc.

Chính vì thế, phương pháp sấy khô là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Tủ sấy khô dược liệu hay Máy sấy khô dược liệu giúp dược liệu bảo quản được lâu hơn. Sấy dược liệu ở nhiệt độ thích hợp sẽ giữ được dược tính, dưỡng chất trong dược liệu, không bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài làm mất tác dụng của thuốc, dược liệu. Máy sấy đa năng được thiết kế hoàn toàn tự động, điều này có lợi rất lớn đối với những ai không có nhiều thời gian, rút ngắn công đoạn bào chế thuốc, tăng hiệu quả công việc, cũng như kịp thời đáp ứng sản phẩm dược liệu, thuốc cho người sử dụng.

Máy sấy thuốc đông y

Máy sấy dược liệu với chức năng làm khô dược liệu, thảo dược, lá thốc, rễ cây, quả.... nhanh chóng và tiện lợi với năng suất cao, giữ được các dưỡng chất, dược tính của sản phẩm, thậm chỉ là không làm mất màu. Đồng thời việc sử dụng máy sấy dược liệu sẽ hạn chế sự tác động của không khí ô nhiễm tới sản phẩm, thay vì phơi dược liệu dưới nắng, làm bụi bẩn, ruồi muỗi hay không khí tác động vào thì sấy sản phẩm trong tủ sấy kín, rút ngắn thời gian, đảm bảo vệ sinh, an toàn hơn.

Thiết bị sấy được KAG Việt Nam cung cấp gồm có Tủ sấy dược liệu mini, Máy sấy dược liệu 12 khay và Máy sấy đông khô, sấy thăng hoa.

Máy sấy dược liệu mini

Tủ sấy dược liệu 12 khay

Máy sấy đông khô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét