Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Những lưu ý khi sản xuất rượu thủ công, rượu truyền thống

 

1. Hợp pháp hoá quá trình sản xuất rượu

Luật rượu bia 2019 ra đời và Nghị định 17/2020 bổ sung, sửa đổi một số điều trong kinh doanh rượu, các cơ sở sản xuất rượu thủ công được quản lý chặt chẽ hơn nhưng cũng được nhà nước tạo điều kiện để khẳng định thương hiệu của riêng mình. Theo đó, cơ sở sản xuất rượu phải được cấp Giấy sản xuất rượu thủ công để hợp pháp hoá quá trình sản xuất rượu.

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh

3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất

Tham khảo một số điều đổi mới của Nghị định 105/2017 thông qua Nghị định 17/2020 tại đây

2. Công nghiệp hoá, Chuẩn hoá Hệ thống sản xuất rượu

Giảm bớt chi phí sản xuất, chi phí nhân công

Để giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhân công – giá thành ngày càng tăng thì đòi hỏi xưởng sản xuất rượu phải đầu tư hệ thống nấu rượu bằng điện. Không giống như sản xuất rượu bằng than củi, cần nhiều người, nhiều bếp nấu cơm, cũng như nhiều người nấu từng nồi rượu… khiến cho số lượng nhân công lên đến 6 7 người cho công đoạn này.

Chi phí sản xuất rượu bằng than, củi cũng không rẻ

Với bộ nấu rượu bằng điện, lượng nhân công giảm đi đáng kể, chỉ từ 1 – 2 người đã có thể duy trì hoạt động của hệ thống nấu rượu liên tục suốt cả ngày. Các khâu nấu cơm, chưng cất rượu được thực hiện theo chế độ tự động, thiết bị được cài đặt thời gian, nhiệt độ nên không cần người trông nom.

Mô hình sản xuất rượu hiện đại chỉ cần 3 - 5 nhân công

Từ đó chi phí sản xuất được giảm bớt, chi phí nhân công cũng được lược bỏ; đồng thời, sản phẩm rượu khi sản xuất với mô hình hiện đại được đánh  giá cao hơn, tăng giá trị sản phẩm.

3. Cần có hệ thống xử lý rượu đầu ra chuyên dụng

Bất kể loại rượu nào từ rượu gạo quê tự nấu cho tới rượu sản xuất công nghiệp tại các nhà máy đều có chứa andehit, methanol đáng kể, đây chính là những nhân tố gây nên tình trạng đau đầu váng đầu và thậm chí là ngộ độc. Sau quá trình sản xuất, rượu cần được xử lý các độc tố bằng cách giảm bớt hàm lượng xuống mức cho phép theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7043:2013 về Rượu trắng.

4. Lựa chọn mô hình phù hợp quy mô sản xuất

Nghề nấu rượu được coi là nghề truyền thống của người dân Việt Nam, thậm chí còn có những làng nghề truyền thống chuyên nấu rượu. Chính vì thế, nghề rượu được coi là nghề chính, có thể cung cấp đủ điều kiện để phát triển lâu dài, phát triển kinh tế một cách bền vững. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất rượu, nhiều hộ gia đình, xưởng sản xuất còn kết hợp nghề rượu với ngành nghề khác để tạo ra các mô hình sản xuất phù hợp, bổ trợ cho nhau để cùng phát triển.

Có thể kể đến như mô hình sản xuất rượu truyền thống với đầy đủ trang thiết bị hiện đại của HTX Thuận An (Quảng Nam). Hệ thống trang thiết bị của HTX sản xuất rượu Bàn Than gồm có nồi nấu rượu, máy lọc rượu, tủ nấu cơm công suất 100 – 200L/ngày, ngoài ra còn có thêm dây chuyền chiết rót, đóng chai PET 5000ml, dán tem nhãn mang thương hiệu Rượu Bàn Than – Đặc sản xã đảo Tam Hải.

Hay mô hình kết hợp nấu rượu – nuôi lợn từ lâu đời, vừa giảm chi phí cho thức ăn chăn nuôi vừa giải quyết được bỗng rượu thừa – vốn là vấn đề gây đau đầu với những hộ sản xuất rượu. Mô hình sản xuất rượu hiện đại, tuần hoàn khép kín, phân gia súc gia cầm làm nguồn phân bón cho cây trồng hoặc làm nhiên liệu đốt cho hầm biogas; Nguồn nguyên liệu chất đốt trong hầm có thể chuyển hóa thành nhiệt hoặc điện để nấu rượu và phụ vụ sinh hoạt; bã rượu thải trở thành nguồn cung thức ăn cho vật nuôi.

Và không thể kể tới mô hình sản xuất rượu truyền thống kết hợp sản xuất kinh doanh rượu thuốc, rượu ngâm dược liệu, mà điển hình là của gia đình chị Nhung (Quảng Bình). Như bao gia đình sản xuất rượu truyền thống, chị Nhung cũng đầu tư hệ thống Nấu RượuLọc RượuChiết Rót Định LượngĐóng Chai theo quy định của Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Nhưng nhận thấy nhu cầu sử dụng rượu ngâm dược liệu của khách hàng tương đối lớn, chị đầu tư thêmTủ sấy dược liệu 20 khay và Máy lọc bã rượu, vừa sơ chế dược liệu, tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí dược liệu đầu vào. Cho tới nay, xưởng rượu của gia đình chị Nhung đã tăng gấp đôi sản lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

 

Liên hệ KAG Việt Nam

Hotline 0904685252

Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Website www.maythucphamkag.com

Bài viết cùng chuyên mục:

- Quy định về sản xuất, kinh doanh Rượu thủ công mới nhất 2020

- Tổng hợp các quy định về Rượu 2020

 - Các thiết bị sản xuất rượu: Nồi nấu rượu, Máy lọc rượu, Tủ Nấu Cơm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét