Thông thường các loại rượu ngâm là các loại Rượu Thuốc, Rượu ngâm Dược liệu hoặc Rượu ủ Hoa quả… nhưng ít người biết hoa cũng là một trong những nguyên liệu ngâm ủ rượu cho hương vị thơm ngon, đồng thời vừa để trang trí và tốt cho sức khoẻ.
Có thể kể đến như các loại hoa quen thuộc hoa cúc, hoa hồng, hoa mộc, hoa actiso… đều mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện tinh thần, tăng sức đề kháng.
1. Hoa Quỳnh ngâm Rượu (Quỳnh Hoa Tửu)
Cây hoa quỳnh được biết đến là loài thực vật thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc từ những vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles (Mỹ, Mexico). Uống rượu ngắm hoa Quỳnh nở về đêm là một thú vui khá tao nhã, mà uống rượu ngâm hoa quỳnh và ngắm hoa quỳnh hương nở sẽ là một trải nghiệm vô cùng hiếm có.
Trong Đông Y, thân và hoa của loại cây này đều có thể dùng để làm thuốc. Để tiến hành làm thuốc, hoa vừa nở thì thu hái dùng tươi hoặc phơi khô để ngâm rượu, sau khoảng 10 – 15 ngày là dùng được ngay.. Y học dân gian Việt Nam sử dụng rượu hoa quỳnh nhằm điều trị tình trạng đau bụng, thoa những vết bầm tím rất hiệu quả.
2. Hoa Lan ngâm Rượu
Nhiều loài lan ngoài việc được dùng làm cây cảnh còn là vị thuốc quý được Đông y sử dụng, trong đó phải kể đến Lan Phi Điệp, Thiên Ma, Bạch Căn, Lan Tục Đoạn, Lan Lô Hội… tác dụng như chữa trị các bệnh chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…
Để làm hoa lan ngâm rượu có thể dùng hoa lan tươi hoặc hoa lan khô. Dưới đây là 2 cách đơn giản để làm rượu ngâm hoa lan.
Cách 1: Hoa lan đã phơi khô (có thể dụng hoa, thân, rễ) ngâm rượu trắng 40 – 45 độ, ngâm trong khoảng 1 tháng có thể dụng được.
Cách 2: Ngâm rượu với phi điệp tươi, cách làm tương tư như trên nhưng nên cắt ngắn, thái nhỏ để vừa với kích thước bình rượu.
3. Hoa Atiso ngâm Rượu
Atiso cũng có những tác dụng tương tự như trà atiso và sẽ là món rượu trải nghiệm rất hay, điều trị viêm họng, phế quản, hỗ trợ tiêu hoá, giảm huyết áp... Có thể ngâm rượu atiso tươi hoặc phơi khô sắc vàng và tốt nhất là ngâm với rượu 40 độ đã hạ thổ trên 1 năm, sau 3 tháng 10 ngày là có thể dùng được. Rượu Atiso có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan, ngừa các bệnh về tim mạch, chống oxy hóa, làm đẹp da…
4. Nụ Hoa Tam Thất ngâm Rượu
Rượu hoa tam thất cũng giống như rượu củ tam thất, có nhiều tác dụng như an thần, ngủ ngon, ăn ngon, đỡ đau xương khớp, tăng trí nhớ, chống suy nhược… Tốt nhất là ngâm rượu 40 độ đã hạ thổ trên 1 năm, sau hơn 1 tháng là có thể dùng được
5. Rượu hoa cúc
Hoa cúc thân thuộc với người dân Việt và được sử dụng rất nhiều trong trang trí. Tuy nhiên một tác dụng lớn của hoa cúc chính là ngâm rượu hoa cúc. Khi ngâm rượu nên chọn những bông cúc chi không quá non cũng không quá già, bóp cho nát chỉ lấy những nhụy hoa đem sàng cho thật kỹ thì mới ngâm rượu, ngâm xong để khoảng 2 tháng thì dùng được.
Rượu hoa cúc có tác dụng lớn trong việc làm giảm đi chứng đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, cải thiện thị lực cũng như có khả năng làm ấm cơ thể rất tốt, tăng cường khả năng tuần hoàn máu.
6. Trà Hoa Vàng ủ rượu hạ thổ
Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam, Nghệ An. Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đà Lạt, Tuyên Quang, Hà Nội, Đồng Nai… Theo y học cổ truyền, có thể dùng lá, hoa, nụ và quả của trà hoa vàng ngâm rượu như một bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh, rất tốt cho sức khoẻ.
Rượu ngâm trà hoa vàng sử dụng tất cả các thành phần của cây để ngâm rượu gồm quả non, hoa, lá và rễ. Các nguyên liệu được rửa sạch, sấy khô rồi ngâm rượu với 40 – 45 độ, tối thiểu 6 tháng. Với 1kg trà hoa vàng sẽ ngân được 5 - 10 lít rượu.
Các hợp chất trong trà hoa vàng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh tiểu đường; tăng cường giải độc gan, giảm béo phì và nâng cao sức đề kháng.
Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn THIẾT BỊ SẢN XUẤT RƯỢU
Hotline 0904685252
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét