Nguyên lý chưng cất tinh dầu
- Nguyên liệu (sả, quế, hồi, bưởi, tràm,...) để nguyên hoặc xử lý bằng cách xay nhỏ được đặt trên vỉ đỡ có khe. Nước phía dưới được đun nóng, tạo hơi bốc lên đi qua nguyên liệu, lôi cuốn các thành phần trong thực vật, trong đó có tinh dầu. Hơi lôi cuốn được ngưng tụ tại bộ ngưng tụ và trở thành hỗn hợp ngưng tụ. Tinh dầu do nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt hỗn hợp này.
- Trong quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không đổi, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần cấu tử dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh dầu.
- Thực chất của quá trình chưng cất tinh dầu là hoạt động dựa trên nguyên lý truyền nhiệt gián tiếp tương tự như nồi nấu rượu. Chưng cất tinh dầu dựa trên nguyên lý lôi cuốn hơi nước. Với thiết kế nồi chưng cất tinh dầu với 3 lớp. Lớp ngoài là bảo ôn chống nóng, lớp giữa là nơi chứa nguyên liệu (dầu) làm nóng, trong cùng là nơi chứa sọt nguyên liệu.
Nồi chưng cất tinh dầu có cấu tạo như thế nào
Cấu tạo nồi chưng cất tinh dầu, gồm 3 phần chính:
- Phần nồi nấu chưng cất (phía trái) là cấu tạo bằng inox 304 với 3 lớp: bảo ôn chống nóng và mất nhiệt, lớp chứa dầu truyền nhiệt và phía trong là hệ thống sọt chứa nguyên liệu cần chưng cất. Nắp nồi sẽ được thiết kế theo dạng hình chóp cao. Chân nồi cao và đáy xả dưới đáy nồi là nơi xả thoát các nguyên liệu.
- Phần bồn sinh hàn ngưng tụ (phía bên phải), bao gồm 1 bồn lạnh nơi làm lạnh và ngưng tụ tinh dầu đầu ra kèm theo hệ thống ruột gà được liên kết với nồi chưng cất thông qua ống dẫn hơi kín.
- Tủ điện điều khiển cho dòng điện 3 pha: tự động đóng ngắt thời gian và nhiệt độ lúc nấu vì đã được cài đặt tự động từ trước.
Ngoài ra, sản phẩm Máy chiết xuất tinh dầu của KAG Việt Nam còn có một số tính năng để phù hợp với người sử dụng, tùy theo nhu cầu chưng cất loại tinh dầu gì, sử dụng than củi, gas hay điện…
- Nắp nồi: Nắp nồi thiết kế đặc biệt hơn, cao hơn, dáng hình chóp, gồm 2 lớp bảo ôn dày chống nóng và mất nhiệt. Cấu tạo này giúp cho hơi thoát ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, phù hợp với đa số những nguyên liệu dễ chiết suất tinh dầu như sả, bưởi, hoa hồng, bạc hà…
- Đáy nồi. Tương tự như chỗ xả bỗng của rượu thì đáy nồi của thiết bị chưng cất tinh dầu cũng có cấu tạo để xả nguyên liệu, bã và nước ra ngoài sau khi chưng cất.
- Vỉ nồi hay còn gọi là sọt lưới chứa nguyên liệu. Thay vì thiết kế bằng vỉ ngang thì KAG sẽ thiết kế dạng sọt lưới để đựng được sức chứa nhiều hơn, kích thước lỗ của sọt sẽ được thiết kế phù hợp với từng loại nguyên liệu nhằm giữ nguyên liệu tránh để rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi. Với một số nguyên liệu như sả, bưởi, lá cây, rễ cây,...sẽ được xử lý thô trước cắt nhỏ và làm dập bớt trước khi cho vào nồi chưng cất để tiết kiệm được nhiều diện tích nồi nhất.
- Ống phân phối hơi: lỗ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.
- Đặc biệt bồn sinh hàn ngưng tụ được thiết kế sao cho nguồn nước tuần hoàn ra vào liên tục, đảm bảo sinh hàn ngưng tụ tinh dầu.
Cấu tạo thiết bị chưng cất tinh dầu KAG có phần đặc biệt hơn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất tinh dầu công nghiệp hiện đại hơn và tận thu tối đa lượng tinh dầu nguyên chất.
Quy trình chưng cất tinh dầu gừng
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu sả cho quá trình chưng cất
Lựa chọn gừng tươi, không quá già hoặc quá non để đảm bảo gừng cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Gừng được rửa sạch, loại bỏ bùn đất, thải miếng vừa phải để dễ dàng tách tinh dầu ra khỏi bã gừng, đồng thời cho chất lượng tinh dầu trong, không lẫn tạp chất.
Bước 3: Chưng cất sả phơi
Đưa nguyên liệu đã chuẩn bị vào sọt chứa nguyên liệu rồi đưa vào trong lòng nồi chưng cất tinh dầu, Cài đặt thời gian và nhiệt độ thích hợp, khi nồi bắt đầu sồi là lúc thu tinh dầu. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Lưu ý: Cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C để thu được tinh dầu chất lượng tốt nhất.
Bước 4: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.
Trong phần nước chưng có một lượng tinh dầu nhỏ, có thể sử dụng để tách tinh dầu thu được tinh dầu thô bằng NA2SO4 khan, hoặc dùng nước chưng tinh dầu gừng để ngâm chân, làm nước tắm…
Bước 5: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu gừng khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản thông qua dây chuyền chiết rót – đóng chai bán tự động.
Liên hệ Công ty CP Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 090.468.5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Website maythucphamkag.com
Xem thêm bài viết:
- Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu
- Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần những thủ tục nào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét